Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được viết năm nào? Có bao nhiêu quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử?

Thời gian tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời là vào năm nào? Có bao nhiêu quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử?

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được viết năm nào?

“Bản án chế độ thực dân Pháp” là tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh, viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921-1925 và được xuất bản đầu tiên năm 1925 tại Paris (Thủ đô nước Pháp).

Năm 1946, ở Việt Nam, tác phẩm này đã xuất bản bằng tiếng Pháp tại Hà Nội. Năm 1960, Nhà xuất bản Sự thật đã xuất bản bằng tiếng Việt lần thứ nhất và đã in trong tuyển tập của Hồ Chí Minh. Cụ thể:

- Bản án chế độ thực dân Pháp là một bản cáo trạng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp không chỉ ở Đông Dương, ở Việt Nam mà ở khắp các thuộc địa: An-giê-ri, Tuy-ni-di, Tây-Phi…

- Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời là một mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành trong ý thức cách mạng của nhân dân Việt Nam, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam về một đường lối sáng suốt và đúng đắn, để thoát ra khỏi tình trạng mơ hồ về phương hướng và mục tiêu cách mạng

- Bản án chế độ thực dân Pháp là một đóng góp sáng tạo có ý nghĩa lịch sử lớn lao vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Với tác phẩm này, ánh sáng của chân lý cách mạng của thời đại đã soi dọi vào tâm trí nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức…

Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục, chú thích với cách thành văn ngắn gọn, súc tích, cùng với những sự kiện đầy sức thuyết phục, tác phẩm tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt “dân bản xứ” phải đóng “thuế máu” cho chính quốc… để “phơi thây trên chính trường Châu Âu”, đày đọa phụ nữ, trẻ em “thuộc địa”; các thống sứ, quan lại thực dân độc ác như một bầy thú dữ, v.v…

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp đã gây được tiếng vang lớn ngay từ khi ra đời, thức tỉnh lương tri của những con người yêu tự do, bình đẳng, bác ái, hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lm ênin, thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được viết năm nào?

Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được viết năm nào? Có bao nhiêu quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử? (Hình ảnh từ Internet)

Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về mục tiêu chương trình môn Lịch sử như sau:

- Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại;

- Giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Có bao nhiêu quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử?

Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định chương trình môn Lịch sử quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng chung về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể, đặc biệt là quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, đồng thời nhấn mạnh tổng cộng 05 quan điểm sau:

(1) Khoa học, hiện đại

Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh tiếp cận lịch sử trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại của khoa học lịch sử và khoa học giáo dục. Cụ thể:

- Chương trình quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam;

- Chương trình coi trọng những nguyên tắc nền tảng của khoa học lịch sử, đảm bảo tôn trọng sự thật lịch sử, tính đa diện, phong phú của lịch sử; khách quan, toàn diện trong trình bày và diễn giải lịch sử;

- Chương trình hướng tới việc hướng dẫn và khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, khám phá lịch sử theo những nguyên tắc của khoa học lịch sử, thông qua đó giúp học sinh phát triển tư duy lịch sử và tư duy phản biện;

- Chương trình góp phần xây dựng khả năng phân tích, đánh giá các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử một cách khoa học, giúp học sinh nhận thức được những quy luật, bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn.

(2) Hệ thống, cơ bản

Trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở. Cụ thể:

- Các chủ đề và chuyên đề lịch sử của chương trình mang tính hệ thống, cơ bản, xuất phát từ yêu cầu phát triển năng lực và giáo dục lịch sử đối với từng lớp học;

- Các hợp phần kiến thức của chương trình bảo đảm tính logic (trong mối liên hệ lịch đại và đồng đại, sự tương tác giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử khu vực và lịch sử thế giới...);

- Chương trình bảo đảm cho học sinh tiếp cận những tri thức lịch sử cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng; phát triển cho học sinh năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội của thế giới, khu vực và Việt Nam.

(3) Thực hành, thực tiễn

Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Cụ thể:

- Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh;

- Chương trình tăng cường thời lượng thực hành; đa dạng hoá các loại hình thực hành thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như hoạt động nhóm, cá nhân tự học; học ở trên lớp, bảo tàng, thực địa; học qua dự án, di sản;...;

- Chương trình bảo đảm phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và của các địa phương. Thông qua hệ thống chủ đề và chuyên đề học tập, các hình thức tổ chức giáo dục, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với các địa phương và các nhóm đối tượng học sinh, đồng thời bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trong cả nước, tương thích với trình độ khu vực và thế giới.

(4) Dân tộc, nhân văn

Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức đúng về những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân toàn cầu. Cụ thể:

- Chương trình giúp học sinh có nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, vị thế của quốc gia - dân tộc trong khu vực và trên thế giới trong các thời kì lịch sử, hướng tới xây dựng lòng tự hào dân tộc chân chính, nhận thức được thế mạnh và cả những hạn chế trong di tồn lịch sử của dân tộc;

- Chương trình giúp học sinh hình thành, phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, chống các định kiến, kì thị về xã hội, văn hoá, sắc tộc, tôn giáo; hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng sự khác biệt và bình đẳng giữa các dân tộc, các cộng đồng người, các giới và nhóm xã hội; hướng tới hoà bình, hoà giải, hoà hợp và hợp tác;

- Chương trình giúp học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường, hướng tới phát triển bền vững và đấu tranh vì thế giới hoà bình, xã hội tiến bộ, minh bạch, công bằng, văn minh.

(5) Mở, liên thông

Chương trình môn Lịch sử có tính mở, tính liên thông. Cụ thể:

- Cấu trúc kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử tạo cơ hội cho học sinh kết nối, liên thông với kiến thức, kĩ năng các môn học khác như Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh,...;

- Chương trình dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường phát triển kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, dành không gian sáng tạo cho giáo viên nhằm thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”; chú trọng phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục lịch sử;

Môn Lịch sử lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được viết năm nào? Có bao nhiêu quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thuyết tư tưởng tôn giáo ra đời ở trung hoa với mục đích gì? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Lịch sử THPT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu biểu nhất cho nền văn học Trung Hoa thời cổ - trung địa là loại hình nào? Học sinh lớp 10 sẽ học các chuyên đề nào trong môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Ấn độ là người nào? Nền văn minh Ấn Độ sẽ có trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc gia Trung Hoa ngày nay nằm ở khu vực nào trên thế giới? Yêu cầu cần đạt khi học về Quốc gia Trung Hoa của học sinh lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Câu nói Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn chịu đựng gian khổ hơn phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên cán bộ chiến sĩ trong chiến dịch nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà nước đầu tiên của người Ấn Độ vào thời cổ đại được xây dựng ở đâu? Đặc điểm môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6 nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu? Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam? Những kiến thức cần nắm về văn minh Đại Việt?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 61
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;