Soạn bài Sọ Dừa lớp 6 cập nhật mới nhất? Phần đọc trong môn Ngữ văn lớp 6 chiếm bao nhiêu thời lượng?
Soạn bài Sọ Dừa lớp 6 cập nhật mới nhất?
Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Sọ Dừa mới nhất năm học 2024-2025.
I. Soạn bài Sọ Dừa lớp 6 chuẩn bị đọc Câu 1: Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không? Đã có một vài lần em dánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài, chẳng hạn như em thấy một bạn không nghiêm túc khi đi học, quần áo xộc xệch, em nghĩ bạn là học sinh cá biệt. Tuy nhiên bạn lại là người rất tốt bụng và hiền lành, chẳng qua là do bạn nhà xa nên đi học khá vất vả. Theo em đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài không chính xác và có thể dẫn đến những hiểu lầm. Vẻ bề ngoài chỉ là một phần nhỏ của con người và không thể phản ánh đầy đủ bản chất, tính cách hay khả năng của họ. Câu 2: Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì? Khi chưa đọc văn bản nhan đề gợi cho em sự khó hiểu, sọ dừa em nghĩ là một trái dừa. II. Soạn bài Sọ Dừa lớp 6 trải nghiệm cùng văn bản Câu 1: Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa? Trong phần mở đầu em biết được sự kì lạ của Sọ Dừa cụ thể là mẹ của Sọ Dừa vào rừng lấy củi, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước đã uống và rồi có mang. Sau đó, bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như quả dừa, cất được tiếng nói xin người mẹ nuôi mình chứ đừng vứt mình đi. Câu 2: Theo em, Sọ Dừa tìm được lễ vật hay không? Theo em, Sọ Dừa sẽ tìm được lễ vật. Sọ Dừa là một nhân vật kì lạ cho nên III. Soạn bài Sọ Dừa Suy ngẫm và phản hồi Câu 1: Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào? Theo em Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, khi mà có ngoại hình xấu xí không tay không chân tròn như một trái dừa. Câu 2: Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện: a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng. h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già. d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô Út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí. b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ. đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển. e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang. c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo. g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ. Câu 3: Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa? Sọ Dừa là ngừoi rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết: - Chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. - Thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von). - Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm). - Đỗ trạng nguyên - Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến). Câu 4: Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa. theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì? - Các yếu tố kì ảo trong truyện Sọ Dừa: + Người mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa. + Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi. + Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò + Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra. - Vai trò của các yếu tố kì ảo: + Giúp tạo sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện + Giúp bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của con người (chăm chỉ, lương thiện, thông minh...) - rõ ràng hơn khi ở trong cái lốt xấu xí + Giúp nhân vật bất hạnh có thể thay đổi cuộc sống tốt hơn, thể hiện quan điểm, mong ước của nhân dân về cuộc sống ở hiền gặp lành, ác giả ác báo Câu 5: Xác định đề tài của truyện Đề tài của truyện Sọ Dừa là dề cao giá trị vẻ đẹp bên trong của con người. Khẳng định giá trị đích thực của con người là các phẩm chất tinh thần bên trong không phải vẻ bên ngoài. Câu 6: Cho biết chủ đề của truyện. Truyện Sọ Dừa thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về sự đổi đời cho người thiệt thòi đau khổ, mơ ước cho sự công bằng xã hội. Người tài giỏi đức độ phải được sống hạnh phúc, còn kẻ ác tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng. Câu 7: Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người? Qua truyện Sọ Dừa, em học được cách nhìn nhận, đánh giá con người khách quan và toàn diện hơn. Rằng chúng ta không thể đánh giá một người chỉ dựa vào ngoại hình, dáng vẻ bên ngoài. Đó chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài mà thôi. Chúng ta cần phải nhìn sâu vào bên trong phẩm chất, tính cách, trí tuệ và những hành động, lời nói của người đó để đánh giá họ. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Soạn bài Sọ Dừa lớp 6 cập nhật mới nhất? Phần đọc trong môn Ngữ văn lớp 6 chiếm bao nhiêu thời lượng? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn lớp 6?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu cần đạt phần đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn lớp 6 như sau:
Đọc hiểu nội dung
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí hoặc du kí.
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.
Phần đọc trong môn Ngữ văn lớp 6 chiếm bao nhiêu thời lượng?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:
- Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).
- Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).
- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:
Nhóm lớp | Đọc | Viết | Nói và nghe | Đánh giá định kì |
Từ lớp 1 đến lớp 3 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 4 đến lớp 5 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 6 đến lớp 9 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 10 đến lớp 12 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Như vậy, phần đọc trong môn Ngữ văn lớp 6 chiếm 63% thời lượng của chương trình.
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?