Soạn bài Ngữ văn lớp 6 thực hành Tiếng Việt? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như thế nào?
Soạn bài Ngữ văn lớp 6 thực hành Tiếng Việt?
Dưới đây là mẫu soạn bài ngữ văn lớp 6 thực hành Tiếng Việt:
Câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 6: - Gia tiên: Gia – nhà; tiên – trước, sớm nhất → Tổ tiên của gia đình. - Gia truyền: Gia – nhà; truyền – trao, chuyển giao → Được chuyển giao, được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình - Gia cảnh: Gia – nhà; cảnh – hiện trạng nhìn thấy, tình cảnh → Hoàn cảnh của gia đình. - Gia sản: Gia – nhà; sản – của cải → Tài sản của một gia đình. - Gia súc: Gia – súc; tiên – các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,...→ Thú nuôi trong nhà Độc giả: người đọc - Tác giả: người sáng tạo ra tác phẩm, sản phẩm thơ văn,… Kí giả: người làm nghề viết báo, nhà báo. Từ ghép và từ láy Câu 2 trang 30, 31 SGK Ngữ văn lớp 6: a. hiện nguyên hình: trở về hình dạng vốn có. b. vu vạ: đổ tội cho người khác (tội mà người đó không làm) c. rộng lượng: tấm lòng rộng rãi, dễ tha thứ, cảm thông với những sai lầm, tội lỗi,... của người khác d. bủn rủn: không thể cử động được do gân cốt như rã rời ra Câu 3 trang 31 SGK Ngữ văn lớp 6: a. khoẻ như voi: rất khoẻ, khoẻ khác thường lân la: từ từ đến gần, tiếp cận ai đó gạ: chào mời, dụ dỗ làm việc gì đó b. hí hửng: vui mừng thái quá c. khôi ngô tuấn tú: diện mạo đẹp đẽ, sáng láng d. bất hạnh: không may, gặp phải những rủi ro khiến phải đau khổ buồn rười rượi: rất buồn, buồn lặng lẽ Biện pháp tu từ Câu 4 trang 31 SGK Ngữ văn lớp 6 : - Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm ăn không bao giờ hết, suy rộng ra là nguồn cung cấp vô hạn. - Một số thành ngữ khác: Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho (truyện Thạch Sùng), hiền như cô Tấm (truyện Tấm Cám),... |
Lưu ý: mẫu soạn bài ngữ văn lớp 6 thực hành Tiếng Việt chỉ mang tính tham khảo.
Soạn bài Ngữ văn lớp 6 thực hành Tiếng Việt? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như thế nào? (Hình từ Internet)
Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như thế nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về quan điểm về việc xây dựng chương trình môn ngữ văn như sau:
Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Mục tiêu giáo dục là gì?
Theo Điều 2 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể về mục tiêu giáo dục như sau:
- Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;
- Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Công thức hóa học của rượu là gì? Học sinh sử dụng rượu có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?