Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 là gì?

Hướng dẫn học sinh lớp 8 soạn bài bài Nam quốc sơn hà cập nhật mới nhất năm học năm nay?

Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8?

Bài thơ "Nam quốc sơn hà". Đây là một bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Nam quốc sơn hà mới nhất:

Hướng dẫn soạn bài Nam quốc sơn hà

I. Tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Lý Thường Kiệt (sinh năm 1019 – mất năm 1105) là một nhà quân sự và chính trị nổi tiếng thời nhà Lý Ông phục vụ dưới ba triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.

- Lý Thường Kiệt nổi tiếng với nhiều chiến công lớn trong đó có chiến công đánh bại quân Tống xâm lược trên sông Như Nguyệt.

2. Tác phẩm

- Bố Cục Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà được chia làm 2 phần như sau:

+ Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đã được phân định rõ ràng.

+ Phần 2 (Hai câu cuối): Khẳng định sự quyết tâm chống lại kẻ thù.

- Nội dung chính: Bài thơ "Nam quốc sơn hà" khẳng định chủ quyền của Đại Việt, nhấn mạnh rằng đất nước thuộc về vua Nam và được định rõ trong sách trời. Bài thơ cảnh báo kẻ thù xâm lược sẽ phải chịu thất bại thảm hại.

- Giá trị nội dung: Thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước quân xâm lược.

- Giá trị nghệ thuật

+ Thể thơ ngắn gọn, súc tích.

+ Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.

II. Soạn bài Nam quốc sơn hà

Câu 1: Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?

"Tuyên ngôn độc lập" là văn bản chính thức tuyên bố sự độc lập của một quốc gia khỏi sự cai trị của nước khác. Nó khẳng định chủ quyền, mở ra kỷ nguyên tự do và cổ vũ tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ độc lập của dân tộc.

Câu 2: Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.

Từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Vì “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Trong khi đó, “tuyên ngôn độc lập” là sự tuyên bố độc lập của quốc gia nên sử dụng từ “ngự” (cai quản) sẽ hợp lí và rõ nghĩa hơn.

Câu 3: Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?

- Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai.

- Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời.

Câu 4: Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?

Hai câu thơ cuối thể hiện sự cảnh báo và khẳng định rằng bất kỳ kẻ thù nào xâm phạm lãnh thổ Đại Việt đều sẽ phải chịu thất bại. Bởi vì quân giặc đã xâm phạm nước Nam, tức là xâm phạm sách trời.

Câu 5: Câu thơ nào trong bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn? Tại sao?

Em ấn tượng nhất với câu thơ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Vì câu thơ mang một ý nghĩa mạnh mẽ và quyết liệt. Nó thể hiện sự tự tin và quyết tâm của dân tộc Đại Việt trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Câu 6: Bạn rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?

Học bài thơ "Nam quốc sơn hà" giúp mình rút ra nhiều nhận thức quan trọng:

- Tinh thần yêu nước: Bài thơ khơi dậy lòng tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước.

- Quyết tâm bảo vệ chủ quyền: Nó nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Sự đoàn kết: Chiến thắng trước kẻ thù xâm lược chỉ có thể đạt được khi toàn dân đoàn kết, chung sức đồng lòng.

- Lòng tự tin: Bài thơ thể hiện sự tự tin và quyết tâm không khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào.

Lưu ý: Nội dung soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 là gì?

Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 là gì? (Hình từ Internet)

Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 là gì?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 trong từng học kì được xếp loại như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 trong từng học kì được xếp loại theo 4 mức:

- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.

- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu thuyết minh về trò chơi dân gian ngắn gọn? Việc quản lý trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận vai trò của thế hệ trẻ với tương lai của đất nước? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về thói lười nhác hay than vãn môn Ngữ văn lớp 8? Quy tắc ứng xử của học sinh lớp 8 trong cơ sở giáo dục ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương? Yêu cầu về viết được bài văn tự sự đối với học sinh lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ từ là gì? Ví dụ của trợ từ trong môn Ngữ văn? Phương pháp giáo dục môn ngữ văn 8 có định hướng chung như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Cái chúc thư? Học sinh lớp 8 phải nhận biết được thơ cách luật và thơ tự do đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và tương lai đất nước? Học sinh lớp 8 cần đạt năng lực hiểu được thông điệp của văn bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về tác hại của hiệu ứng đám đông mới nhất? Thực hành viết môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8? Bài Chiếu dời đô lớp 8 thuộc thể loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thán từ là gì? Ví dụ minh họa về thán từ? Thán từ sẽ có trong nội dung môn Ngữ văn lớp mấy?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 885

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;