Soạn bài Một thời đại trong thi ca ngắn nhất? Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trong môn Ngữ văn như thế nào?
Soạn bài Một thời đại trong thi ca ngắn nhất?
Bài Một thời đại trong thi ca của tác giả Hoài Thanh là tác phẩm được học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11.
Học sinh có thể tham khảo mẫu soạn bài Một thời đại trong thi ca dưới đây:
Soạn bài Một thời đại trong thi ca ngắn nhất 1. Tóm tắt Trong đoạn trích "Một thời đại trong thơ ca," Hoài Thanh phân tích sự khác biệt giữa thơ cũ và thơ mới, tập trung vào tinh thần của từng thời đại. Ông chỉ ra rằng thơ cũ đại diện cho thời đại “chữ ta” – đề cao cộng đồng, còn thơ mới gắn với thời đại “chữ tôi” – tôn vinh cá nhân và cái tôi riêng biệt. Khi thơ mới xuất hiện, nó mang theo quan niệm mới về cá nhân và tâm hồn con người, biểu hiện rõ qua sự băn khoăn, buồn bã và mất niềm tin của thế hệ trẻ. Dù vậy, từ nỗi buồn đó, họ vẫn gửi gắm hy vọng vào tiếng Việt và tinh thần dân tộc. 2. Bố cục Văn bản chia thành 3 phần: - Phần 1 (từ đầu đến "đại thể"): đặt vấn đề tinh thần thơ mới. - Phần 2 (tiếp theo đến "băn khoăn riêng"): sự phân biệt thơ cũ và thơ mới; cảm xúc chủ đạo của thơ mới. - Phần 3 (còn lại): niềm tin, hi vọng vào sự phát triển của thơ mới. 3. Biện pháp tu từ - So sánh: So sánh thơ cũ và thơ mới qua hai khái niệm “ta” và “tôi”. - Ẩn dụ: Hình ảnh “giọt nước trong biển cả” ẩn dụ cho cá nhân hòa tan trong cộng đồng thời thơ cũ. - Liệt kê: Liệt kê các nhà thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu để làm rõ sự đa dạng của thơ mới. 4. Phân tích tác phẩm 1. Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ "tôi" và "ta" trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau? Có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa "cái tôi" thơ mới và "cái ta" thơ cũ là ở chỗ thơ văn xưa thường nói lên những suy tư, những cảm xúc chung của cả lớp người, loại người, kiểu người. "Cái tôi" nếu có cũng nấp dưới bóng "cái ta" chung ấy. Đến "cái tôi" trong thơ mới, nó đã đứng một mình. Nó đã tự bộc bạch những gì sâu kín nhất ngay bên trong bản thể của nó. 2. Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào? - Sự khác biệt giữa thơ cũ và thơ mới: + Thơ cũ: Đại diện cho tinh thần “ta” – gắn với cộng đồng, gia đình và quốc gia. + Thơ mới: Thể hiện tinh thần “tôi” – nhấn mạnh cá nhân, tâm trạng riêng tư, sự cô đơn và khát khao tự do. Từ những khó khăn nêu trên, tác giả đã nêu ra những cách nhận diện sau: - "Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy." "... muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể" 3. Tâm trạng và bi kịch của thế hệ thơ mới như thế nào? - Các nhà thơ mới thể hiện sự băn khoăn, buồn bã, mất niềm tin vào cuộc đời. - Họ yêu quý tiếng Việt và gửi gắm nỗi lòng trong đó, tìm kiếm hy vọng từ tinh thần dân tộc. |
Lưu ý: mẫu soạn bài Một thời đại trong thi ca chỉ mang tính minh họa
Soạn bài Một thời đại trong thi ca ngắn nhất? Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trong môn Ngữ văn như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trong môn Ngữ văn như thế nào?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trong môn Ngữ văn như sau:
- Trong môn Ngữ văn, ngữ liệu là một bộ phận cấu thành của nội dung giáo dục, góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực được nêu trong chương trình. Chương trình chỉ nêu định hướng về các kiểu văn bản và thể loại được dạy ở từng lớp; riêng ở cấp tiểu học có quy định độ dài của văn bản.
- Để đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, ngữ liệu được lựa chọn bảo đảm các tiêu chí sau:
+ Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.
+ Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học. Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy tiếng ở cấp tiểu học được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hoá, có ý nghĩa tích cực, bảo đảm mục tiêu giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí học sinh.
+ Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.
- Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.
Chương trình có định hướng mở về ngữ liệu. Tuy vậy, để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn.
Mục tiêu chương trình giáo dục môn Ngữ văn cấp THPT là gì?
Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình giáo dục môn Ngữ văn cấp THPT như sau:
- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.
- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập.
- Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
- Thế nào là hình hộp chữ nhật? Công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật? Môn Toán ở cấp THPT giúp phát triển các năng lực nào?
- Đề thi cuối kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 có đáp án? Nguyên tắc dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông là gì?
- Top mẫu Bộ đề thi học kì 1 KHTN 9 năm học 2024 2025 chi tiết nhất? Mục đích cụ thể của việc đánh giá học sinh lớp 9 là gì?
- Mẫu Đề thi tiếng Việt lớp 5 học kì 1 mới nhất 2024 2025? Lộ trình đánh giá học sinh lớp 5 theo Thông tư 27 ra sao?
- Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có lời giải chi tiết? Nội dung kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 12 có mấy kiểu văn bản?
- Cách làm cây thông bằng giấy bìa cứng? Lớp tổ chức làm cây thông bằng giấy bìa cứng học sinh có quyền tham gia không?
- Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 có đáp án mới nhất? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 7?
- Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 2024 mới nhất có đáp án? Môn Địa lí là môn học thuộc nhóm môn nào ở lớp 11?
- Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án? Mỗi lớp trong trường trung học phổ thông chuyên có tối đa bao nhiêu học sinh?
- Đề cương môn Tin học lớp 5 kèm đáp án mới nhất? Môn Tin học lớp 5 có bao nhiêu chủ đề?