Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?

Tham khảo soạn bài Chí phèo của tác giả nhà văn Nam Cao môn Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất?

Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?

Tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao là một trong những ngữ liệu gợi ý trong chương trình trung học phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Tham khảo soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức dưới đây:

Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức

1. Tác giả Nam Cao

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) và mất vào ngày 18 tháng 12 năm 1951.

Phong cách sáng tác của Nam Cao là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực, nhân đạo, trào phúng và triết lý. Một số tác phẩm truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao như: Chí Phèo, Hồn Thừa, Ông Lão Hạc, Một bữa no....

2. Bố cục

Gồm 3 phần cụ thể:

- Phần 1 từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết: Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi

- Phần 2 tiếp đến không bảo người nhà đun nước mau lên: Chí Phèo mất hết nhân tính

- Phần 3 còn lại: Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo

3. Tóm tắt nội dung

Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi được nhặt về từ lò gạch cũ, hắn lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng Vũ Đại. Sau khi đi làm công cho nhà Bá Kiến,Chí Phèo bị vu oan và đẩy vào tù 7 năm. Sau trở về, Chí Phèo đến ăn vạ nhà Bá Kiến. Bá Kiến dùng sự khôn khéo đã khiến Chí Phèo trở thành tay sai.

Trong một đêm say, Chí Phèo gặp và ăn nằm với Thị Nở. Hắn bị ốm, Thị Nở chăm sóc, khi hắn có mong ước hoàn lương thì Thị Nở lại khước từ. Hắn cầm dao đến nhà Thị Nở nhưng giữa đường lại rẽ vào nhà và giết Bá Kiến rồi tự kết liễu mạng sống.

4. Giá trị nội dung

Tác phẩm là lời tố cảo của tác giả về một xã hội thối nát, bất công trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là hệ thống cường quyền thống trị ở nông thôn. Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã vạch trần bộ mặt tàn ác, giả nhân giả nghĩa của bọn cường hào ác bá, điển hình là Bá Kiến.

Bên cạnh đó cũng thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người, khẳng định giá trị của tình yêu thương. Dù bị xã hội tha hóa, Chí Phèo vẫn giữ được phần nào bản chất tốt đẹp. Khi được Thị Nở đánh thức, Chí Phèo đã khao khát được hoàn lương.

Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của xã hội đối với con người, về con đường cứu rỗi con người khỏi tha hóa.

5. Giá trị nghệ thuật

Tác giả đã xây dựng nhân vật Chí Phèo với những diễn biến tâm lý phức tạp, sâu sắc. Các nhân vật khác như Bá Kiến, Thị Nở cũng được miêu tả sinh động, góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Qua đó thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đỉnh cao.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắcđi vào nội tâm nhân vật, khám phá những diễn biến phức tạp.

Ngôn ngữ của tác phẩm giản dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống của người dân lao động.

Ý nghĩa của hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo:

Gợi ra vòng luẩn quẩn của bi kịch Chí Phèo, bi kịch của những kiếp người khốn khổ bị áp bức, chà đạp và tước đi quyền được sống, được hạnh phúc. Đây không phải là bi kịch của một cá nhân riêng biệt mà là một hiện tượng phổ biến mang tính quy luật trong xã hội xưa.

Lưu ý: Nội dung soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức chỉ mang tính chất tham khảo!

Công thức tính trung bình môn Ngữ văn 11?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT công thức tính trung bình môn Ngữ văn 11 như sau:

Trong đó:

- TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên (điểm kiểm tra miệng, kiểm tra 15’)

- ĐĐGgk: Điểm kiểm tra giữa kỳ

- ĐĐGck: Điểm kiểm tra cuối kỳ

- ĐĐGtx: Số lượng đầu điểm các bài kiểm tra thường xuyên.

Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?

Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của giáo viên môn Ngữ văn trong đánh giá học sinh là gì?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của giáo viên môn Ngữ văn trong đánh giá học sinh như sau:

- Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).

- Tính điểm trung bình môn học; tổng hợp mức đánh giá theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.

- Cung cấp thông tin nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh cho giáo viên chủ nhiệm.

Môn Ngữ văn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Một số ví dụ về biện pháp tu từ so sánh?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạch kiến thức văn học cần phải đảm bảo trong chương trình dạy học các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Tuổi ngựa lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp nhân hóa là gì? Tác dụng và một số ví dụ về biện pháp tu từ nhân hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Thanh âm của gió lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Các kiểu câu ghép mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung kiến thức môn Ngữ văn của học sinh lớp 8 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 609
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;