Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất? Học sinh có được sử dụng điện thoại khi đang học trên lớp không?

Học sinh tham khảo mẫu soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất? Học sinh có được sử dụng điện thoại khi đang học trên lớp không?

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất?

Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm mà các bạn học sinh sẽ học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11.

Dưới đây là mẫu soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường ngắn nhất:

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất

(Kết hợp trả lời câu hỏi sách giáo khoa)

1. Bố cục

Tác phẩm được chia thành 2 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến đoạn “ … chung tình với quê hương xứ sở ”: Hành trình và vẻ đẹp của dòng sông Hương.

- Phần 2. Phần còn lại: Sông Hương đến dòng sông của văn hóa lịch sử và thơ ca.

2. Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó như thế nào với thành phố Huế? Phân tích một số hình ảnh, chi tiết làm rõ mối quan hệ đặc biệt này.

Các chi tiết, hình ảnh:

+ Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.

+ Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục, như một cuộc tình có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.

+ Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.

=> Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương gắn bó với thành phố Huế một cách gần gũi, thân thiết, keo sơn bền chặt.

3. Trong văn bản, có hai phương diện đáng chú ý: những thông tin khách quan về sông Hương và cảm xúc của tác giả về con sông này. Theo bạn, nội dung nào nổi trội hơn? Cơ sở nào giúp bạn xác định như vậy?

Phương diện nổi bật hơn là cảm xúc của tác giả về dòng sông vì trong văn bản, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện được:

- Một cái tôi uyên bác: Thể hiện ở vốn tri thức, vốn sống phong phú.

- Một cái tôi tài hoa, tinh tế, lãng mạn: Thể hiện ở cái nhìn mang tính phát hiện.

- Khả năng quan sát tinh tường, sức tưởng tượng và liên tưởng phong phú.

- Tài năng nghệ thuật của nhà văn khi miêu tả vẻ đẹp của sông Hương.

→ Tất cả các chi tiết đều được chắt lọc qua cái nhìn thấm đượm cảm xúc của người viết.

4. Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tùy bút. Cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý?

- Cách đặt nhan đề rất độc đáo, vừa là câu hỏi tu từ, vừa là câu khẳng định. Nhan đề bài tùy bút có thể có những ý nghĩa:

+ Thể hiện trạng thái cảm xúc của tác giả trước con sông.

+ Khơi gợi sự hình dung, tưởng tượng, liên tưởng ở người đọc.

+ Kích thích sự tìm hiểu, khám phá về con sông.

- Câu hỏi tu từ hướng đến vấn đề “ai đã đặt tên” cho nó. Nghĩa là tên của sông Hương hàm chứa nhiều điều lí thú cần tìm hiểu, cũng như những điều bí ẩn cần khám phá của chính con sông.

5. Phân tích một số yếu tố nghệ thuật mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Yếu tố nghệ thuật đặc sắc:

- Nghệ thuật nhân hóa khiến sông Hương đã trở thành hình tượng trung tâm - một nhân vật có lai lịch, tính cách, tình cảm riêng.

- Sự đan quyện giữa các thông tin xác thực về sông Hương với cảm xúc sâu đậm, dồi dào của người viết về dòng sông ấy.

- Sự phối hợp các tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật để làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.

- Cách diễn đạt tài hoa thể hiện ở ngôn ngữ, giàu hình ảnh, cách liên tưởng so sánh bất ngờ, nhịp điệu đầy biến hóa của câu văn.

Lưu ý: Mẫu soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chỉ mang tính chất tham khảo.

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất? Học sinh có được sử dụng điện thoại khi đang học trên lớp không?

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất? Học sinh có được sử dụng điện thoại khi đang học trên lớp không? (Hình từ Internet)

Học sinh có được sử dụng điện thoại khi đang học trên lớp không?

Căn cứ khoản 4 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:

Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy học sinh được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp nhưng với điều kiện là việc sử dụng điện thoại nhằm để phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.

Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 36 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hành vi ứng xử, trang phục của học sinh như sau:

- Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

- Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Môn Ngữ Văn lớp 11
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
5+ Phân tích nhân vật Chí Phèo mới nhất 2025? Kết quả rèn luyện của học sinh lớp 11 được xếp loại thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Sông Đáy môn Ngữ Văn lớp 11? Môn Ngữ văn lớp 11 có học về cách đọc một tác giả văn học lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Đây mùa thu tới? Hai cách thức đánh giá của môn Ngữ văn lớp 11 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
6+ bài văn nghị luận xã hội về lòng tự trọng ngắn gọn điểm cao? Việc giáo dục hoc sinh lớp 11 có mục tiêu cốt lõi là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chiều sương môn Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn? 3 chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 11 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học: Kịch bản văn học lớp 11? Đánh giá bằng điểm số của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11? Đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân vật trữ tình là gì? Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình? Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Âm mưu và tình yêu? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 11 đầu tiên là gì?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 193

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;