Sổ liên lạc điện tử học sinh là gì?
Sổ liên lạc điện tử học sinh tiểu học là gì?
Sổ Liên Lạc Điện Tử là một dịch vụ công nghệ trực tuyến cho phép phụ huynh và nhà trường trao đổi các thông tin liên quan về học sinh thông qua nhiều hình thức như kết nối phổ biến gồm SMS, Email, ứng dụng cài đặt và website. Sổ liên lạc điện tử ra đời nhằm thay thế cho sổ liên lạc truyền thống bằng giấy trước đây.
Sổ liên lạc điện tử có thể sẽ dùng cho học sinh các cấp học (Tiểu học, THPT,THCS) tuy nhiên tại bài viết này sẽ nói về Sổ liên lạc điện tử học sinh tiểu học.
Tham khảo hướng dẫn tra cứu tra cứu sổ liên lạc điện tử thông qua website của vnEdu cho phụ huynh và học sinh:
Bước 1: Truy cập vào trang web sau: https://diendan.vnedu.vn/ và chọn vào mục phụ huynh.
Bước 2: Tiếp theo, chọn tỉnh thành và nhập số điện thoại hoặc mã số học sinh và nhấn Lọc để tra cứu.
Bước 3: Sau đó phụ huynh hãy chọn vào tên học sinh muốn tra cứu.
Bước 4: Tiếp theo, nhập mật khẩu (chính là số điện thoại đã đăng kí dịch vụ) và sau đó bấm xác nhận.
Sau đó, màn hình sẽ hiện ra các thông tin điểm trung bình, học lực, hạnh kiểm của học sinh.
*Hoặc quý phụ huynh sử dụng điện thoại thì có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Thông qua giáo viên chủ nhiệm, đăng ký dịch vụ sổ liên lạc điện tử trên phần mềm quản lý trường học vnEdu.
Bước 2: Tiếp theo, hãy nhập các thông bao gồm số điện thoại hoặc mã học sinh và mật khẩu để đăng nhập và khám phá các tiện ích.
Bước 3: Sử dụng các tiện ích như tra cứu tin nhắn đến, thực hiện điểm danh, nộp đơn xin nghỉ học, truy cập danh bạ, xem thời khóa biểu, lịch thi, hồ sơ sức khỏe, kết quả học tập, bài tập cũng như quản lý nề nếp học tập.
Đánh giá học sinh tiểu học thông qua sổ liên lạc điện tử là như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có nêu cụ thể:
Giải thích từ ngữ
1. Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
...
Như vậy, từ quy định trên có thể suy ra rằng việc đánh giá học sinh tiểu học thông qua sổ liên lạc điện tử có thể hiểu là việc tổng hợp các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện, điểm số của học sinh từ đó mà giáo viên có thể cập nhật lên sổ liên lạc điện tử của các em ở cấp tiểu học để phụ huynh có thể cùng nhà trường theo dõi con em của mình.
Sổ liên lạc điện tử học sinh là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cha mẹ và nhà trường trong hoạt động giáo dục của học sinh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật Giáo dục 2019 thì trách nhiệm của nhà trường trong hoạt động giáo dục của học sinh sẽ như sau:
- Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này.
Đối với trách nhiệm của gia đình (cha mẹ học sinh) căn cứ theo Điều 90 Luật Giáo dục 2019 như sau:
- Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo.
- Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Trường hợp các em học sinh không có người thân thì phải có người giám hộ và người này cũng sẽ phải có trách nhiệm trong quá trình giáo dục học sinh theo quy định tại Điều 91 Luật Giáo dục 2019 như sau:
- Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
- Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?