Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội không đón tiếp khách và nhận hoa ngày Nhà giáo Việt Nam?
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội không đón tiếp khách và nhận hoa ngày Nhà giáo Việt Nam?
Ngày 13 tháng 11 năm 2025 vừa qua Sở GDĐT thành phố Hà Nội đã có Thông báo 4068/SGDĐT-VP năm 2024 về việc không đón tiếp khách và nhận hoa ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
Thực hiện Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương; Quyết định 1658/QĐ-TTg, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp Hà Nội trân trọng kính báo: Sở Giáo dục và Đào tạo không tổ chức đón, tiếp khách và nhận hoa chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhân dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo trân trọng cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; sự phối hợp, đồng hành của các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan báo chí, truyền hình và cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi để Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn thành
Tải về .....Thông báo 4068/SGDĐT-VP năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội không đón tiếp khách và nhận hoa ngày Nhà giáo Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục có phải công bố công khai chi phí của dịch vụ giáo dục không?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể về chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục nhu sau:
Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục
1. Cơ sở giáo dục công lập thực hiện quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý sử dụng tài sản theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản thu của cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được dùng để chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của cơ sở giáo dục, phần còn lại được phân chia cho nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn góp, trừ cơ sở giáo dục hoạt động không vì lợi nhuận.
3. Cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Như vậy thông qua quy đinh trên thì các cơ sở giáo dục cần công khai chi phí cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu phí của từng năm học đối với giáo dục mầm non và phổ thông; đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học, cần công bố mức thu cho từng năm học cũng như dự kiến chi phí cho toàn khóa học.
Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục được quy định như thế nào?
Theo Điều 95 Luật Giáo dục 2019 của quy định cụ thể về nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục như sau:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Nguồn thu từ dịch vụ giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; lãi tiền gửi ngân hàng và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước;
- Nguồn vốn vay;
- Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Nhà nước có khuyến khích đầu tư cho giáo dục không?
Căn cứ theo điều 98 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể như sau:
Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tài sản cho giáo dục.
2. Các khoản đóng góp, tài trợ cho giáo dục của tổ chức, cá nhân được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp.
Như vậy, thông qua quy định trên thì Nhà nước khuyến khích đầu tư cho giáo dục.
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Soạn bài Giọt sương đêm lớp 6 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 6 là gì?
- Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất? Yêu cầu cần đạt khi học về cách mạng tư sản?