Sinh viên trường đại học dân lập có những quyền hạn gì?
Sinh viên trường đại học dân lập có những quyền hạn và nhiệm vụ gì?
* Về nhiệm vụ:
Theo quy định tại Điều 49 Quy chế Trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg thì sinh viên trường đại học dân lập có nhiệm vụ như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường.
- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước; thực hiện nội quy, Quy chế của nhà trường.
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
- Đóng học phí.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.
- Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.
* Về quyền:
Theo quy định tại Điều 50 Quy chế Trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định 86/2000/QĐ-TTg thì sinh viên trường đại học dân lập có những quyền sau đây:
- Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc học tập của mình như sinh viên trường đại học công lập.
- Học sau đại học, học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, ngừng học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tham gia hoạt động các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của trường.
- Trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, đoàn thể của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp nhằm góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Được hưởng các chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước.
- Được bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm như sinh viên các trường đại học công lập.
Sinh viên trường đại học dân lập có những quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Các hình thức xử lý sinh viên trường đại học dân lập hệ đại học chính quy?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm
1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
b) Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
c) Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
d) Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.
2. Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, cơ sở giáo dục đại học phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.
3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này.
Như vậy, có 4 hình thức xử lý kỷ luật sinh viên trường đại học dân lập hệ đại học chính quy, gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Đình chỉ học tập có thời hạn:
- Buộc thôi học.
Các hành vi mà sinh viên trường đại học dân lập không được làm?
Căn cứ tại Điều 61 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định các hành vi người học không được làm trong cơ sở giáo dục đại học nói chung và sinh viên trường đại học dân lập nói riêng như sau:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
- Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?