Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nếu không công tác trong ngành giáo dục bao lâu sau khi tốt nghiệp?

Sau khi tốt nghiệp mấy năm thì sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nếu không công tác trong ngành giáo dục?

Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nếu không công tác trong ngành giáo dục bao lâu sau khi tốt nghiệp?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về bồi hoàn kinh phí hỗ trợ như sau:

Bồi hoàn kinh phí hỗ trợ
1. Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
b) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
...

Theo quy định trên, nếu sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách nhưng không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp thì phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ.

Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nếu không công tác trong ngành giáo dục bao lâu sau khi tốt nghiệp?

Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nếu không công tác trong ngành giáo dục bao lâu sau khi tốt nghiệp? (Hình từ Internet)

Chi phí bồi hoàn được tính như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chi phí bồi hoàn được tính theo công thức:

S = (F / T1) x (T1 -T2)

Trong đó:

- S là chi phí bồi hoàn;

- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;

- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;

- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.

Việc thu hồi chi phí bồi hoàn được thực hiện ra sao?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 116/2020/NĐ-CP thì việc thu hồi chi phí bồi hoàn được thực hiện như sau:

- Hằng năm, căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập của sinh viên sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo danh sách sinh viên thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo thu hồi kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP.

- Đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ để sinh viên sư phạm hoặc gia đình thực hiện nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn theo quy định tại Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.

- Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.

- Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.

- Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

- Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, nếu thuộc đối tượng chính sách, khó khăn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, đặc thù của sinh viên sư phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức thu hồi, chính sách miễn, giảm hoặc xóa kinh phí bồi hoàn.

- Số tiền thu hồi từ chi phí bồi hoàn của sinh viên sư phạm được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.

- Sinh viên sư phạm hoặc gia đình không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.

Sinh viên sư phạm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét báo cáo thực tập của sinh viên? Mục đích hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 3 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong thời gian bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nếu không công tác trong ngành giáo dục bao lâu sau khi tốt nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên sư phạm có được hưởng đồng thời quyền lợi giảm học phí tại vùng đặc biệt khó khăn và chính sách học sư phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác trong ngành giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn học phí và chi phí sinh hoạt trong thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên sư phạm học tập yếu có được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 249
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;