Sinh viên đại học thuê người làm hộ khóa luận tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?

Theo quy định thì sinh viên đại học thuê người làm hộ khóa luận tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?

Sinh viên đại học thuê người làm hộ khóa luận tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về một số nội dung và khung xử lý kỷ luật sinh viên như sau:

kỷ luật sinh viên

Như vậy, sinh viên có hành vi thuê người khác làm hộ khóa luận tốt nghiệp sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

- Sinh viên vi phạm lần 1 sẽ bị đình chỉ học tập có thời hạn;

- Sinh viên vi phạm lần 2 sẽ bị buộc thôi học.

Sinh viên đại học thuê người làm hộ khóa luận tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?

Sinh viên đại học thuê người làm hộ khóa luận tốt nghiệp bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Hình thức kỷ luật đối với sinh viên đại học chính quy gồm các hình thức nào?

Theo Điều 9 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy được ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT thì các hình thức kỷ luật đối với sinh viên đại học chính quy gồm:

- Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

- Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

- Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

- Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

Trình tự, thủ tục xét kỷ luật đối với sinh viên đại học chính quy như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy được ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT thì thủ tục xét kỷ luật đối với sinh viên đại học chính quy như sau:

Bước 1: Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm Điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được;

Bước 2: Chủ nhiệm lớp sinh viên chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

Bước 3: Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên xem xét, đề nghị Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên của cơ sở giáo dục đại học;

Bước 4: Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên tổ chức họp để xét kỷ luật.

Thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp sinh viên có sinh viên vi phạm và sinh viên có hành vi vi phạm. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng), không có bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết Điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

Quyết định kỷ luật sinh viên đại học chính quy hết hiệu lực khi nào?

Theo quy định tại Điều 11 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy được ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT thì quyết định kỷ luật sinh viên đại học chính quy hết hiệu lực khi:

- Đối với sinh viên bị kỷ luật khiển trách: sau 03 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.

- Đối với sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo: sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.

- Đối với trường hợp đình chỉ học tập có thời hạn: khi hết thời hạn đình chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương; chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo để cơ sở giáo dục đại học xem xét, tiếp nhận vào học tiếp nếu đủ điều kiện.

Sinh viên đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giá vé xe buýt cho sinh viên TPHCM như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thẻ sinh viên có được giảm giá vé xe buýt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học thuê người làm hộ khóa luận tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học hệ chính quy đi thi nhờ người khác thi hộ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên năm nhất có được chuyển ngành học hay không và cần điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học mang thai có được bảo lưu kết quả học tập không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học bị buộc thôi học trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học sử dụng chứng chỉ giả để công nhận tốt nghiệp bị xử lý kỷ luật ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết quả rèn luyện sinh viên đại học được phân thành các loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đại học hoạt động mại dâm bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;