Sinh viên đại học nhờ người khác thi hộ bài của mình bị đình chỉ học tập bao lâu?

Theo quy định thì sinh viên có hành vi nhờ người khác làm bài thi cho mình có thể bị đình chỉ học tập trong bao lâu?

Sinh viên đại học nhờ người khác thi hộ bài của mình bị đình chỉ học tập bao lâu?

Căn cứ tại Điều 8 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Xử lý vi phạm đối với sinh viên
1. Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.

Như vậy, sinh viên đại học nhờ người khác thi hộ bài của mình sẽ bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

Sinh viên đại học nhờ người khác thi hộ bài của mình bị đình chỉ học tập bao lâu?

Sinh viên đại học nhờ người khác thi hộ bài của mình bị đình chỉ học tập bao lâu? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục xét kỷ luật đối với sinh viên đại học chính quy như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy được ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT thì thủ tục xét kỷ luật đối với sinh viên đại học chính quy như sau:

Bước 1: Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm Điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được;

Bước 2: Chủ nhiệm lớp sinh viên chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

Bước 3: Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên xem xét, đề nghị Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên của cơ sở giáo dục đại học;

Bước 4: Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên tổ chức họp để xét kỷ luật.

Thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp sinh viên có sinh viên vi phạm và sinh viên có hành vi vi phạm. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng), không có bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết Điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

Lưu ý: Hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên gồm có:

- Bản tự kiểm Điểm (nếu có);

- Biên bản của tập thể lớp sinh viên họp kiểm Điểm sinh viên có hành vi vi phạm;

- Biên bản của khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

- Các tài liệu có liên quan.

Quyết định kỷ luật sinh viên đại học chính quy hết hiệu lực khi nào?

Theo quy định tại Điều 11 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy được ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT thì quyết định kỷ luật sinh viên đại học chính quy hết hiệu lực khi:

- Đối với sinh viên bị kỷ luật khiển trách: sau 03 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.

- Đối với sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo: sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của sinh viên kể từ ngày quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực.

- Đối với trường hợp đình chỉ học tập có thời hạn: khi hết thời hạn đình chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương; chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo để cơ sở giáo dục đại học xem xét, tiếp nhận vào học tiếp nếu đủ điều kiện.

Sinh viên đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được tiến hành định kỳ theo quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được đánh giá kết quả rèn luyện đối với sinh viên bị đình chỉ học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên ngành luật hiện nay? Phương thức tổ chức đào tạo đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ý nghĩa, hài hước dành cho bạn bè? Hoàn thành bao nhiêu tín chỉ thì sinh viên mới tốt nghiệp đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Phi công quân sự là gì? Học đại học ngành gì để thành phi công quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên thi lại thì điểm học phần có đạt mức khá, giỏi được hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xin xác nhận là sinh viên đang học tại trường mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp sinh viên đại học bị cảnh báo học tập là gì?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;