Sinh viên đại học được chuyển cơ sở đào tạo khi đáp ứng các điều kiện gì?
Sinh viên đại học được chuyển cơ sở đào tạo khi đáp ứng các điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT;
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
- Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
Sinh viên đại học được chuyển cơ sở đào tạo khi đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Sinh viên có được chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy khi chuyển cơ sở đào tạo không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
2. Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
a) Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
b) Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
c) Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, sinh viên được xem xét chuyển đổi số tín chỉ đã tích lũy tại chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo cũ sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
Quy định về công nhận và cấp bằng tốt nghiệp của sinh viên đại học như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp của sinh viên đại học như sau:
- Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
+ Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
+ Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
+ Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
- Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
- Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
+ Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
- Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
- Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
- Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
+ Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;
+ Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;
+ Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?
- Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?
- WWW là gì? WWW ra đời năm nào? Học sinh ở lớp mấy thì bắt đầu học môn Tin học?
- Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
- Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Anh lớp 5 có những kiến thức ngôn ngữ gì?
- Tổng hợp đề thi môn Tiếng Anh lớp 7 học kì 1 đi kèm đáp án mới nhất 2025? Môn Tiếng Anh có mục tiêu chung là gì?
- Top 03 đề thi môn Tin học lớp 7 cuối kì 1 có đáp án? Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên môn Tin học lớp 7 cần làm gì?