Sinh viên đại học có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế không?

Theo quy định thì có bắt buộc sinh viên phải tham gia bảo hiểm y tế không? Sinh viên đại học được hỗ trợ mức đóng BHYT như thế nào?

Sinh viên đại học có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP) quy định đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ cận nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ có mức sống trung bình áp dụng cho từng giai đoạn.

Đồng thời, căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
...
5. Đối với học sinh, sinh viên quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
a) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì sinh viên đại học sẽ là đối tượng bắt buộc phải phải tham gia bảo hiểm y tế. Đồng thời sinh viên đại học cũng sẽ thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Bên cạnh đó, định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Sinh viên đại học có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế không?

Sinh viên đại học có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế không? (Hình từ Internet)

Sinh viên đại học được hỗ trợ mức đóng BHYT như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm 4.2 khoản 4 Điều 17 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về nhóm đối tượng học sinh, sinh viên được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế như sau:

Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
4.1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
4.2. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân;
4.3. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Đồng thời, tại khoản 11 Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức đóng Bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân như sau:

Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
11. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì sinh viên đại học được ngân sách nhà nước hỗ trợ BHYT tối thiểu 30% mức đóng.

Trường hợp sinh viên đại học tự đóng thì được hỗ trợ mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, là 2.340.000 đồng/tháng. (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

Thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học có thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thẻ BHYT sinh viên có giá trị sử dụng như sau:

- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;

- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

+ Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;

+ Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

Như vậy, có thể thấy rằng thẻ bảo hiểm y tế của sinh viên đại học như sau:

Trường hợp [1] Sinh viên đại học năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học.

Trường hợp [2] Sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

Sinh viên đại học có được đăng ký bảo hiểm y tế tại trường không?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
1. Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
2. Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1, khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế.
5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này.
6. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."

Như vậy, sinh viên đại học có thể đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tại trường mình đang học. Nhà trường có trách nhiệm lập danh sách và gửi cho cơ quan bảo hiểm y tế để đăng ký.

Bảo hiểm y tế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên năm cuối tham gia bảo hiểm y tế bao nhiêu tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh có được tham gia bảo hiểm y tế không? Khi đi khám bệnh cần những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bảo hiểm y tế cho học sinh ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế học sinh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh năm học 2024 2025 là bao nhiêu?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;