Sẽ không kiểm tra định kì môn Ngữ Văn bằng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa đúng không?

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sẽ không sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để kiểm tra định kì môn Ngữ Văn học sinh trung học đúng không?

Sẽ không sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để kiểm tra định kì môn Ngữ Văn đúng không?

Căn cứ tiểu Mục 3 Mục 1 Phần B Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:

Thực hiện chương trình giáo dục trung học
3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá
a) Thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông theo đúng quy định[4], không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình, lưu ý một số nội dung như: xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; tăng cường thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kì nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn[5].
b) Tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông[6].

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tránh kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kì môn Ngữ Văn bằng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa.

Mục đích là để khắc phục tình trạng học sinh trung học chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Sẽ không kiểm tra định kì môn Ngữ Văn bằng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa đúng không?

Sẽ không kiểm tra định kì môn Ngữ Văn bằng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa đúng không? (Hình từ Internet)

Kiểm tra định kì học sinh trung học thế nào?

Đánh giá định kì là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm học nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học; xác nhận kết quả đạt được của học sinh. (Điều 2 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT)

Theo Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, đánh giá định kì học sinh trung học được quy định như sau:

(1). Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập (còn gọi là kiểm tra định kì)

- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

(2). Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.

(3). Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì.

(4). Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại (2) (3) nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.

(5). Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại (4) thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Cách xếp loại học lực học sinh trung học hiện nay thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá, xếp loại học lực trong từng học kì, cả năm học mới nhất đối với học sinh trung học như sau:

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học.

Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt cụ thể như sau:

Mức xếp loại

Tiêu chí đánh giá

Mức Tốt

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Mức Khá

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Mức Đạt

+ Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

+ Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Mức Chưa đạt

Các trường hợp còn lại

Lưu ý: Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá Tốt, Khá chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Môn Ngữ văn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài báo cáo nghiên cứu về hình tượng Con cò trong ca dao dân ca Việt Nam? Ngôn ngữ dùng để giảng dạy học sinh THPT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết về thầy cô trong mắt em mới nhất 2024? Giáo viên cần phải đạt tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm là gì? Yêu cầu về tác phẩm trong môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ năm chữ lớp 7 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 10 kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em môn ngữ văn lớp 6?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết bài cảm thụ văn học hay nhất? Những tác phẩm văn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm văn học là gì? Tác phẩm văn học sẽ được học ở cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp tu từ là gì? Sẽ được học biện pháp tu từ ở cấp học nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;