09:05 | 17/08/2024

Sắp tới lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đúng không?

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp theo yêu cầu của Bộ Chính trị đúng không?

Sắp tới lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đúng không?

Tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị có yêu cầu thực hiện nhiệm vụ như sau:

6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.

Theo đó, Bộ Chính trị đã yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đổi mới giáo dục, trong đó: lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng yêu cầu lương của nhà giáo có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.

Sắp tới lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đúng không?

Sắp tới lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đúng không? (Hình từ Internet)

Sẽ xây dựng Luật về nhà giáo, Luật về học tập suốt đời theo hướng nào?

Tại Mục 2 Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ chính trị yêu cầu thực hiện nhiệm vụ như sau:

2. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn, trong đó, cần sớm xây dựng Luật về nhà giáo, Luật về học tập suốt đời, Chiến lược phát triển giáo dục và các quy định về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, quản trị nhà trường theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành Giáo dục. Tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; hoàn thiện chính sách, cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới. Thực hiện việc bí thư cấp uỷ kiêm chủ tịch hội đồng trường, hội đồng đại học công lập; đồng thời, làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường với hiệu trưởng để có quy định phù hợp với thực tiễn, có tính đến đặc thù của các trường thuộc khối Công an, Quân đội. Đánh giá toàn diện việc thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên cả nước để có giải pháp phù hợp, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển hệ thống này trong thời gian tới. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng và việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu rõ cần sớm xây dựng Luật về nhà giáo, Luật về học tập suốt đời, đồng thời còn xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục và các quy định về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, quản trị nhà trường.

Và cần xây dựng các Luật trên theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta.

Lương giáo viên hiện nay tính bằng mức lương cơ sở bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Theo đó, lương cơ sở của viên chức giáo viên hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.

Đổi mới giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sắp tới lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ sớm xây dựng Luật về nhà giáo, Luật về học tập suốt đời đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là gì?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;