Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 gồm các sách nào?

Bộ sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 2 bao gồm các đầu sách nào? Giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 nhằm mục tiêu gì?

Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 gồm các sách nào?

Căn cứ tại Danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 709/QĐ-BGDĐT năm 2021 thì danh mục sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 gồm:

TT

Tên sách

Tên tác giả

Nhà xuất bản

1.

Tiếng Việt 2

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Bùi Mạnh Hùng - Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2.

Tiếng Việt 2

Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

3.

Tiếng Việt 2

Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Bích Hà, Đặng Kim Nga, Trần Mạnh Hường, Nguyễn Thị Tố Ninh, Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Khánh Hà, Hoàng Thị Minh Hương, Trần Bích Thuỷ, Lê Hữu Tỉnh.

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Như vậy, sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 gồm có 3 bộ sách.

Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 gồm các sách nào?

Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 gồm các sách nào?

Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?

Theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 như sau:

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?

Căn cứ tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 như sau:

* Năng lực ngôn ngữ

- Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

- Yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu, chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản.

- Viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn.

- Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh.

Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

- Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

- Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

* Năng lực văn học

- Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

- Nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa ngữ văn 11 năm học 2024-2025?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;