Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định:
Sách giáo khoa, thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường trung học hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
2. Thiết bị dạy học sử dụng trong nhà trường thuộc danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các thiết bị dạy học khác theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.
3. Nhà trường lựa chọn, trang bị thiết bị dạy học, xuất bản phẩm tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường trung học hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sách giáo khoa được đưa vào sử dụng trong trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?(Hình ảnh Internet)
Sách giáo khoa trong trường trung học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
...
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông (gọi chung là giáo dục trung học).
Như vậy, sách giáo khoa được sử dụng trong trường trung học được quy định cụ thể như sau:
[1] Sách giáo khoa phải triển khai được chương trình giáo dục trong các trường trung học, có đầy đủ các nội dung được yêu cầu trong chương trình giáo dục trung học về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh;
[2] Nội dung trong sách giáo khoa phải nêu cụ thể định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục trung học;
[3] Nội dung và hình thức trong sách giáo khoa không được mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội;
[4] Sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
[5] Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
[6] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các trường trung học trên địa bàn tỉnh mình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc biên soạn, sử dụng giáo trình sách giáo khoa có nằm trong nội dung quản lý nhà nước về giáo dục không?
Căn cứ theo Điều 104 Luật Giáo dục 2019 quy định về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
...
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
...
Như vậy, việc biên soạn, sử dụng giáo trình sách, giáo khoa có nằm trong nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
- Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp?