Sách giáo khoa Lịch sử 12 năm học 2024 2025 gồm những bộ sách nào?
Sách giáo khoa Lịch sử 12 năm học 2024 2025 gồm những bộ sách nào?
Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BGDĐT năm 2024 và căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 704/QĐ-BGDĐT năm 2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt 03 bộ sách giáo khoa Lịch sử 12 bao gồm như sau:
STT | Sách giáo khoa lịch sử 12 | Tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Lịch sử 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt), Trần Thị Vinh (Chủ biên), Trương Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thị Mai Hoa, Phan Ngọc Huyền, Hoàng Thị Hồng Nga, Phạm Hồng Tung | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Chuyên đề học tập Lịch sử 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên xuyên suốt), Trần Thị Vinh (Chủ biên), Phan Ngọc Huyền, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Thị Mai Hoa | ||
2 | Lịch sử 12 (Cánh Diều) | Đỗ Thanh Bình (Tổng chủ biên), Nguyễn Văn Ninh (Chủ biên), Nguyễn Thị Thế Bình, Lê Hiến Chương, Nguyễn Mạnh Hưởng, Vũ Đức Liêm, Phạm Thị Tuyết | Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (Đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) |
Chuyên đề học tập Lịch sử 12 (Cánh Diều) | Đỗ Thanh Bình (Tổng chủ biên), Nguyễn Văn Ninh (Chủ biên), Lê Hiến Chương, Vũ Đức Liêm, Phạm Thị Tuyết | ||
3 | Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) | Hà Minh Hồng (Chủ biên), Trần Thị Mai, Nguyễn Thanh Tiến, Trần Nam Tiến, Trần Thị Thanh Vân, Nguyễn Tiến Vinh | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Chuyên đề học tập Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) | Hà Minh Hồng (Chủ biên), Trần Thị Mai, Trần Nam Tiến, Trần Thị Thanh Vân |
Tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ họp với các giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn 1 sách giáo khoa Lịch sử 12 đúng không?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục
1. Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
2. Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
...
d) Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
...
Theo đó, tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ họp với các giáo viên môn Lịch sử để bỏ phiếu lựa chọn 1 sách giáo khoa Lịch sử 12.
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.
Sách giáo khoa Lịch sử 12 năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Quy trình biên soạn sách giáo khoa Lịch sử 12 thế nào?
Quy trình biên soạn sách giáo khoa Lịch sử 12 quy định tại Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;
Bước 2: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác;
Tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT; hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;
Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;
Bước 4: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
Bước 5: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
Bước 6: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?