Sách giáo khoa KHTN 8 kết nối tri thức là sách nào?

Sách giáo khoa KHTN 8 kết nối tri thức của tác giả nào? Do đơn vị nào xuất bản?

Sách giáo khoa KHTN 8 kết nối tri thức là sách nào?

Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 8 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4606/QĐ-BGDĐT năm 2022, quy định về sách giáo khoa KHTN 8 kết nối tri thức như sau:

Sách giáo khoa KHTN 8 kết nối tri thức tên đầy đủ là: Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống), của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Vũ Trọng Rỹ (đồng Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thu Hà, Lê Trọng Huyền, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Xuân Thành, Bùi Gia Thịnh, Nguyễn Thị Thuần, Mai Thị Tình, Vũ Thị Minh Tuyến, Nguyễn Văn Vịnh.

Sách giáo khoa KHTN 8 kết nối tri thức là sách nào?

Sách giáo khoa KHTN 8 kết nối tri thức là sách nào? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 8 học về điện môn khoa học tự nhiên cần đạt những yêu cầu nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 5 Chương trình khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, học sinh lớp 8 học về điện môn khoa học tự nhiên cần đạt những yêu cầu sau:

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

- Hiện tượng nhiễm điện

- Dòng điện

- Tác dụng của dòng điện

- Nguồn điện

- Mạch điện đơn giản

- Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

- Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.

- Phân loại được vật dẫn điện, vật không dẫn điện.

- Thực hiện thí nghiệm để minh hoạ được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí.

- Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang.

- Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn.

- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện.

- Thực hiện thí nghiệm để nêu được số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.

- Thực hiện thí nghiệm để nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay ắc quy) được đo bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó.

- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

- Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành.

Những biểu hiện cụ thể về năng lực khoa học tự nhiên của học sinh là gì?

Tại tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ những biểu hiện cụ thể năng lực khoa học tự nhiên của học sinh như sau:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

Nhận thức khoa học tự nhiên

Trình bày, giải thích được những kiến thức cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên. Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

- Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật, hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,….

- So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

- Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên theo logic nhất định.

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (quan hệ nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, ...).

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

Tìm hiểu tự nhiên

Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Các biểu hiện cụ thể:

- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề

+ Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề.

+ Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết

+ Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán.

+ Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.

- Lập kế hoạch thực hiện

+ Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu

+ Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, ...).

+ Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.

- Thực hiện kế hoạch

+ Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra.

+ Đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản.

+ So sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận

+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu.

+ Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

+ Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến

+ Đưa ra được quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; những vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Các biểu hiện cụ thể::

- Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

- Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.


Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa ngữ văn 11 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 10 Cánh Diều năm học 2024 2025 là sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 8 kết nối tri thức năm học 2024 2025?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;