Sách giáo khoa cấp 2 phải đảm bảo điều kiện tiên quyết gì?
Sách giáo khoa cấp 2 phải đảm bảo điều kiện tiên quyết gì?
* Lưu ý: Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (viết tắt là Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT)
Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, quy định về điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa như sau:
Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa
1. Nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
2. Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
Như vậy, đối chiếu quy định thì sách giáo khoa cấp 2 phải đảm bảo điều kiện tiên quyết về nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và khoa không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
Sách giáo khoa cấp 2 phải đảm bảo điều kiện tiên quyết gì? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa cấp 2 là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị đề nghị thẩm định sách giáo khoa được quy định tại Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT sau đây:
Tải Về Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa cấp 2
Có mấy giai đoạn biên soạn và chỉnh sửa sách giáo?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định về quy trình biên soạn và chỉnh sửa sách giáo khoa cụ thể như sau:
Giai đoạn 1. Quy trình biên soạn sách giáo khoa
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT và khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT)
Tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn;
Phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác;
Tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn 2. Yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo khoa
- Đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa, lựa chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục;
Tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại;
Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 02 (hai) lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy thực nghiệm lần thứ hai;
- Cơ sở giáo dục phổ thông được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; lớp học sinh được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm thuộc khối lớp có sách giáo khoa được thực nghiệm; việc dạy thực nghiệm được thực hiện đối với học sinh toàn lớp vào thời điểm phù hợp với năng lực của học sinh.
Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có sách giáo khoa được thực nghiệm; mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 03 (ba) giáo viên dự giờ và tham gia góp ý bài học thực nghiệm;
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức đánh giá bài học thực nghiệm theo nội dung từng khoản (trừ những nội dung không thể hiện trong bài học) quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT).
Giai đoạn 3. Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa
- Trong quá trình sử dụng, sách giáo khoa có thể được chỉnh sửa;
- Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện như quy trình biên soạn sách giáo khoa được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT trừ quy định về thực nghiệm sách giáo khoa. Trường hợp phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Như vậy, đối chiếu quy định sẽ có 3 giai đoạn biên soạn và chỉnh sửa sách giáo.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?