Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của trường đại học được quy định ra sao?
Điều kiện để trường đại học thực hiện quyền tự chủ là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì điều kiện thực hiện quyền tự chủ của trường đại học gồm:
- Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
- Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
- Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong trường đại học;
- Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của trường đại học được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của trường đại học được quy định ra sao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của trường đại học được thể hiện như sau:
- Được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật;
- Xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý trực tiếp;
- Trường đại học được quyết định:
+ Phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo;
+ Xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp với quy định về Khung trình độ quốc gia Việt Nam, về chuẩn chương trình đào tạo, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới, không có nội dung truyền bá tôn giáo;
+ Biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học (trừ các môn học bắt buộc); tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của giáo dục đại học;
+ Thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật;
- Quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học với trường trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Quyết định hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2019/NĐ-CP; quyết định các hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 44 của Luật Giáo dục đại học 2012, phù hợp với quy định của pháp luật;
- Nếu đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại khoản 17 thì được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 18, được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 30, Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018;
Các đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài cho trường đại học thành viên và đơn vị đào tạo thuộc đại học khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài quy định tại Điều 45 Luật Giáo dục đại học 2012.
Các trường đại học thành viên của đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 45 của Luật Giáo dục đại học 2012, phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
Trường đại học chưa đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì thực hiện mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền tự chủ khác về học thuật và hoạt động chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật.
Trách nhiệm giải trình của trường đại học khi thực hiện quyền tự chủ ra sao?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP thì trách nhiệm giải trình của trường đại học khi thực hiện quyền tự chủ như sau:
- Trường đại học thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu về chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất của chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; gửi các quy định nội bộ được nêu tại điểm b, khoản 2 Điều 16 của Luật Giáo dục đại học 2012 và các quy định, quyết định nêu tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP về Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học;
- Chịu trách nhiệm trước người học, chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan về việc bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ và cam kết của trường đại học;
- Thực hiện công khai đầy đủ trên trang thông tin điện tử của trường đại học về các nội dung:
+ Sứ mạng, tầm nhìn của trường đại học;
+ Các quy chế, quy định nội bộ;
+ Danh sách giảng viên theo ngành, trình độ, chức danh và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo khác;
+ Kết quả kiểm định chương trình đào tạo, kiểm định trường đại học;
+ Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, kế hoạch tổ chức đào tạo;
+ Đề án tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh, danh sách nhập học và tốt nghiệp hằng năm theo ngành, trình độ đào tạo, quy mô đào tạo và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp;
+ Mẫu văn bằng, chứng chỉ, danh sách cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học hằng năm;
+ Chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu khác của người học cho từng năm học và dự kiến cả khóa học;
+ Chế độ, chính sách miễn, giảm học phí, học bổng; các nội dung khác theo quy định của pháp luật;
- Công khai thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, quyết định mở ngành, quyết định liên kết đào tạo cùng với hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định lên trang thông tin điện tử của nhà trường trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày làm việc; gửi thông báo, quyết định tới Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày thông báo hoặc ra quyết định;
- Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu của nhà trường lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bản đã ban hành, các quyết định, các hoạt động tự chủ thực hiện;
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định và công khai trên trang thông tin điện tử của trường đại học, trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
- Mẫu viết đoạn văn thể hiện tình cảm về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình? Học sinh lớp 5 trong trường học phải ứng xử như thế nào?
- Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á lớp 11? Yêu cầu cần đạt trong nội dung khu vực Tây Nam Á của học sinh lớp 11?
- Những mẫu bài văn nghị luận lớp 7 học kì 1? Nội dung kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7?
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên? 5 nhiệm vụ dành cho học sinh lớp 10 năm học mới 2024 2025?
- Mẫu Thuyết minh về cây lúa nước ngắn gọn? Học sinh lớp 9 có thành tích học tập xuất sắc thì có được nhận giấy khen không?
- Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 8 năm 2024 2025 chi tiết nhất? 05 phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 3?
- Mẫu Viết báo cáo về Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều - Nguyễn Du? Nội dung chuyên đề văn học trung đại lớp 11?
- Top 5 đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình lớp 5? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5 theo bao nhiêu mức?
- Mẫu Đề thi Công nghệ lớp 3 học kì 1 mới nhất? Hiện nay học sinh lớp 3 có những nhiệm vụ gì cần thực hiện?
- Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 mới nhất? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học ra sao?