Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp?

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp sở hữu quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội như thế nào?

Quyền tự chủ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Quyền tự chủ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2019 và một số quy định khác, cụ thể bao gồm:

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về tổ chức, quản lý hoạt động và chất lượng đào tạo của mình.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của Chính phủ.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đủ năng lực tự chịu trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ thì tùy mức độ mà bị hạn chế quyền tự chủ và xử lý theo quy định của pháp luật.

- Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của trung tâm;

- Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển trung tâm;

- Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí tương ứng với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

- Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo; in phôi chứng chỉ, quản lý và cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của trung tâm; đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để đăng ký kiểm định;

- Xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc trung tâm.

Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp?

Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp như sau:

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về các hoạt động:

- Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống chứng chỉ của trung tâm; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo;

- Cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trung tâm để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

- Cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trung tâm;

- Báo cáo, giải trình các nội dung liên quan đến thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp được hưởng những chính sách gì?

Tại Điều 26 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2019, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung, trung tâm giáo dục nghề nghiệp nói riêng được hưởng chính sách sau đây:

- Được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được ưu đãi về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo; ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để lại để đầu tư phát triển; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo; ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với hoạt động đào tạo, xuất bản giáo trình, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng thiết bị đào tạo, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị đào tạo;

- Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

- Vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài;

- Tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước;

- Hỗ trợ đầu tư bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề;

- Hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp thì cần phải có diện tích đất bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tuyển sinh thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;