Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?

Việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy trình như thế nào?

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện như sau:

- Bước 1: Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

- Bước 2: Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

+ Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

+ Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

+ Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.

Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

+ Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

- Bước 3: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định tại Bước 2; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

- Bước 4: Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

- Bước 5: Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:

+ Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;

+ Biên bản họp Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT;

+ Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định hiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cơ sở giáo dục phổ thông là:

- Tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;

- Tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

Nguồn kinh phí tổ chức lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông từ đâu?

Tại Điều 9 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định Nguồn kinh phí tổ chức lựa chọn sách giáo khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao trong dự toán chi thường xuyên của các đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước.

Nội dung và mức chi cho các hoạt động lựa chọn sách giáo khoa thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp có mức chi đặc thù ngoài các quy định chung của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa Đạo đức lớp 1 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 gồm các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 8 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 11 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa tiếng anh lớp 6 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa văn 10 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa văn 9 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa Lịch sử 12 năm học 2024 2025 gồm những bộ sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách Toán lớp 1 năm 2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;