Quy định về suất ăn bán trú của học sinh tiểu học? Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm về nơi chế biến thức ăn?
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết có phải là nguyên tắc tổ chức suất ăn bán trú của học sinh tiểu học?
Căn cứ vào Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT quy định có 5 nguyên tắc chung để tổ chức suất ăn bán trú của học sinh tiểu học gồm:
[1] Bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết;
[2] Bảo đảm tỷ lệ phân bổ năng lượng của các bữa ăn cho học sinh tại trường học;
[3] Bảo đảm xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý;
[4] Bảo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất;
[5] Bảo đảm điều kiện về nhân sự.
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết có phải là nguyên tắc tổ chức suất ăn bán trú của học sinh tiểu học? (Hình từ Internet)
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm về nơi chế biến thức ăn cho học sinh tiểu học?
Căn cứ theo Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT quy định về nơi chế biến thức ăn cho học sinh tiểu học để đảm bảo án toàn thực phẩm như sau:
- Bếp ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc ăn uống, chế biến và sinh hoạt (nước sinh hoạt phải từ các đơn vị cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, trường hợp tự khai thác nguồn nước để sử dụng thì chất lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-1:2018/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT);
- Có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến;
- Có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, duy trì chế độ vệ sinh hàng ngày;
- Có trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực chế biến thực phẩm;
- Có biện pháp để ngăn ngừa ruồi, dán, côn trùng và động vật gây hại;
- Có bồn rửa tay, nhà vệ sinh; có dụng cụ chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm kín, có nắp đậy và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
Bên cạnh đó, khu vực ăn uống cho học sinh tiểu học phải đảm bảo:
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh;
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô;
- Phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên bảo đảm sạch sẽ;
- Có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh;
- Có bồn rửa tay, nhà vệ sinh; có dụng cụ chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm kín, có nắp đậy và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
Vai trò của gia đình đối với sự phát triển của học sinh tiểu học?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần 4 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT thì gia đình có vai trò cụ thể:
- Phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Phụ huynh cần hiểu được chế độ ăn của học sinh ở trường để có sự phối hợp điều chỉnh thực hiện chế độ ăn tại nhà nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng trong ngày của học sinh, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên các em học tập và tăng cường các hoạt động thể lực.
- Phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Phụ huynh cần hiểu được chế độ ăn của học sinh ở trường để có sự phối hợp điều chỉnh thực hiện chế độ ăn tại nhà nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng trong ngày của học sinh, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên các em học tập và tăng cường các hoạt động thể lực.
- Thay đổi các món ăn khác với món ăn ở trường để tạo hứng thú cho học sinh khi ăn ở nhà theo nguyên tắc đa dạng thực phẩm; phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục dinh dưỡng tại nhà và tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh.
- Không cho học sinh ăn muộn sau 20 giờ, hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống ngọt và nhiều muối.
- Cha mẹ và người lớn trong gia đình nên là những tấm gương tốt cho con về tăng cường hoạt động thể lực. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia chơi trò chơi vận động, các hình thức giải trí năng động, tham gia thể thao.
- Khuyến khích học sinh đi bộ, đi xe đạp đến trường nếu an toàn.
- Luôn chuẩn bị sẵn: bóng, cầu lông… để sẵn sàng cho các trò chơi vận động của học sinh. Chuẩn bị sẵn các môn thể thao thay thế khi học sinh đã chán môn thể thao cũ.
- Khuyến khích học sinh tham gia các trò chơi năng động thay vì xem internet, tivi và chơi game, máy vi tính.
- Phối hợp với trường học để tăng cơ hội cho học sinh được hoạt động thể chất.
- Tác động đến chính quyền địa phương để tạo điều kiện cho học sinh đi bộ, đi xe đạp đến trường, vận động thể chất ở vùng lân cận và ở cộng đồng.
- Phối hợp cùng nhà trường và xã hội tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực trong trường học.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?