Quản lý giáo dục mầm non bao gồm những hoạt động gì?

Các hoạt động quản lý giáo dục mầm non bao gồm những gì? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non như thế nào?

Quản lý giáo dục mầm non bao gồm những hoạt động gì?

Căn cứ theo nội dung tại các Điều 5, 6, 7 Nghị định 24/2021/NĐ-CP có quy định về các hoạt động quản lý giáo dục mầm non như sau:

(1) Hoạt động tuyển sinh

- Cơ sở giáo dục thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật được tự chủ xác định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh và địa bàn tuyển sinh.

(2) Tổ chức hoạt động giáo dục

- Cơ sở giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

- Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.

(3) Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự

- Việc quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự trong cơ sở giáo dục đáp ứng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục tại Nghị định này và thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự.

- Cơ sở giáo dục được tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường bảo đảm rõ về mục đích tài trợ và sử dụng các nguồn tài trợ đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

- Mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Quản lý giáo dục mầm non bao gồm những hoạt động gì?

Quản lý giáo dục mầm non bao gồm những hoạt động gì? (Hình ảnh từ Internet)

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non như thế nào?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Giáo dục 2019 có quy định về các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non như sau:

(1) Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.

(2) Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:

- Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;

- Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Chương trình giáo dục mầm non được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Giáo dục 2019 có quy định về chương trình giáo dục mầm non như sau:

(1) Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;

- Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;

- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.

(2) Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

(3) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.

Giáo dục mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý giáo dục mầm non bao gồm những hoạt động gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non có bắt buộc phải là giáo viên đã từng dạy lớp mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm học 2024 2025 giáo dục mầm non tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp một cho trẻ em 5 tuổi dưới mọi hình thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục mầm non có những yêu cầu gì? 
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục mầm non có được thống nhất trong cả nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục mầm non do cơ quan nào ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp giáo dục mầm non là như thế nào? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên soạn chương trình giáo dục mầm non phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp là như thế nào? Trợ cấp cho trẻ em mầm non học gần KCN ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu bé ngoan cho trẻ mầm non năm học 2024 2025?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 27

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;