Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp ra sao?

Xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp theo quan điểm ra sao?

Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp ra sao?

Căn cứ Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp như sau:

Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các quan điểm sau:

- Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động hướng nghiệp; bản sắc văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại.

- Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động thống nhất: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.

- Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học.

>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải

Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp ra sao?

Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp ra sao? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chung Chương trình giáo dục phổ thông về Hoạt động trải nghiệm của học sinh các cấp là gì?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu chung Chương trình giáo dục phổ thông về Hoạt động trải nghiệm của học sinh các cấp như sau:

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.

Cụ thể mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ra sao?

Cụ thể mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm quy định tại Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

(1) Mục tiêu cấp tiểu học

Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.

(2) Mục tiêu cấp trung học cơ sở

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.

(3) Mục tiêu cấp trung học phổ thông

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.

Hoạt động trải nghiệm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 4 có sử dụng sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 5 có sử dụng sách giáo khoa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 được triển khai thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chủ trì trong đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chịu trách nhiệm chính trong đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh các cấp có năng lực đặc thù phải đáp ứng yêu cầu nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;