Phương án tuyển sinh năm 2025 của trường Đại học Kinh tế - Luật bao gồm mấy phương thức?

Đại học Kinh tế - Luật tuyển sinh theo mấy phương thức? Đề thi THPTQG năm sau phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Phương án tuyển sinh năm 2025 của trường Đại học Kinh tế - Luật bao gồm mấy phương thức xét tuyển?

Đại học Quốc gia TPHCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức xét tuyển trong kỳ tuyển sinh năm 2025:

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu)

- Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ tiêu)

- Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (khoảng 30% - 50% tổng chỉ tiêu)

Nhà trường dự kiến áp dụng bốn tổ hợp môn để xét tuyển, bao gồm: Toán - Tiếng Anh - Ngữ văn; Toán - Tiếng Anh - Vật lý; Toán - Tiếng Anh - Tin học; và Toán - Tiếng Anh - Giáo dục kinh tế và pháp luật. Phương án tuyển sinh năm 2025 được xây dựng nhằm chọn lọc các thí sinh xuất sắc, đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với yêu cầu đào tạo của UEL, đồng thời đáp ứng những yêu cầu khắt khe từ thị trường lao động.

Lưu ý: Thí sinh xem chi tiết Phương án tuyển sinh năm 2025 của trường Đại học Kinh tế - Luật tại https://tuyensinh.uel.edu.vn/thong-tin-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy/

Phương án tuyển sinh năm 2025 của trường Đại học Kinh tế - Luật bao gồm mấy phương thức? Việc đăng ký dự thi THPTQG năm 2025 được quy định như thế nào?

Phương án tuyển sinh năm 2025 của trường Đại học Kinh tế - Luật bao gồm mấy phương thức? (Hình từ Internet)

Đề thi THPTQG năm 2025 phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo quy định tại Điều 5 Dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tải về cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi THPTQG 2025 phải đạt các yêu cầu về đề thi THPTQG năm 2025 dưới đây:

- Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị.

- Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:

+ Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;

+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;

+ Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi của các bài thi tự chọn;

+ Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;

+ Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.

- Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” của đề thi:

+ Đối với đề thi tự luận chỉ kết thúc khi hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài; đối với đề thi trắc nghiệm chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của buổi thi;

+ Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết thời gian làm bài của môn thi cuối cùng của Kỳ thi.

Việc đăng ký dự thi THPTQG năm 2025 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tải về về điều kiện dự thi như sau:

- Tổ chức ĐKDT:

+ Thí sinh ĐKDT theo các quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT;

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng với hồ sơ ĐKDT;

+ Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT chịu trách nhiệm:

++Cấp tài khoản và mật khẩu cho thí sinh thuộc điểm a, khoản 1 Điều 19 của Quy chế này; hướng dẫn thí sinh chuẩn bị hồ sơ để đăng ký dự thi trực tuyến; hướng dẫn thí sinh ĐKDT; thu Phiếu ĐKDT, nhập thông tin thí sinh ĐKDT (đối với thí sinh đăng ký trực tiếp);

++Thu hồ sơ ĐKDT của thí sinh thuộc điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 của Quy chế này; cấp tài khoản cho thí sinh ngay khi thu hồ sơ (đối với trường hợp thí sinh đăng ký trực tiếp);

- Rà soát, cập nhật thông tin về kết quả học tập của thí sinh ở trường phổ thông; tra cứu thông tin từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận diện ưu tiên theo nơi thường trú, đối tượng người dân tộc cho thí sinh (thực hiện trên Hệ thống Quản lý thi);

++ Tổ chức xét duyệt hồ sơ ĐKDT và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế này chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ ĐKDT và chuyển hồ sơ, dữ liệu ĐKDT cho sở GDĐT;

+ Tài khoản của thí sinh là số Căn cước công dân (viết tắt là CCCD) hoặc Chứng minh nhân dân (viết tắt là CMND) hoặc mã số định danh cá nhân (viết tắt là ĐDCN) do cơ quan Công an cấp. Đối với thí sinh không có CCCD/CMND/ĐDCN hoặc không có quốc tịch Việt Nam thì sử dụng số Hộ chiếu của thí sinh để thay thế. Trường hợp thí sinh không có CCCD/CMND/ĐDCN/số Hộ chiếu thì Hệ thống QLT sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý;

+ Sở GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;

+ Bộ GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT toàn quốc.

Trường Đại học Kinh tế Luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án tuyển sinh năm 2025 của trường Đại học Kinh tế - Luật bao gồm mấy phương thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Nóng công bố điểm chuẩn Đại học Kinh tế Luật UEL năm 2024?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 209

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;