Phòng y tế trường học phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn của phòng y tế trường học là gì? Tiêu chuẩn của nhân viên y tế trường học ra sao?

Phòng y tế trường học phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì phòng y tế trường học phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;

- Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu:

+ 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định 1221/QĐ-BYT năm 2008.

+ Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;

- Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT; sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01 và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.

Phòng y tế trường học phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?

Phòng y tế trường học phải đảm bảo tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)

Nhân viên y tế trường học phải đảm bảo các tiểu chuẩn gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì nhân viên y tế trường học phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;

- Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;

- Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công.

Các điều kiện về an toàn thực phẩm trong y tế trường học?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT thì cần bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm trong y tế trường học như sau:

- Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú

+ Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 46/2010/TT-BYT;

+ Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2012/TT-BYT;

+ Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BYT.

- Đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.

Trường học báo cáo định kỳ hoạt động y tế vào ngày mấy?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định như sau:

Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học
1. Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất
a) Thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động y tế trong năm học chậm nhất vào ngày 30 tháng 5 theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này về Trạm Y tế xã trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý;
b) Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
2. Đánh giá công tác y tế trường học
Các trường học tự tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế trường học vào cuối mỗi năm học: Cơ sở giáo dục mầm non đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Như vậy, trường học báo cáo định kỳ hoạt động y tế trong năm học chậm nhất là vào ngày 30/5.

Y tế trường học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh THCS lấy từ nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng y tế tại trường học phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
TPHCM: Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xử lý và tổ chức tiêm chủng vắc xin dịch bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác y tế trường đại học là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở GDĐT TP HCM khẩn trương triển khai phòng, chống dịch bệnh Sởi trong các cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục trang thiết bị cho Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bằng y sĩ trung cấp có được làm nhân viên y tế trường học không?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;