Phổ cập giáo dục THCS là như thế nào đối tượng là ai?

Khái nhiệm phổ cập giáo dục THCS là gì? Các đối tượng nào được phổ cập, điều kiện phổ cập là như thế nào?

Phổ cập giáo dục THCS là như thế nào đối tượng là ai?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 có quy định rằng:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, thì tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019 có quy định việc phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:

Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Đồng thời, tại Điều 12 Thông tư 20/2014/NĐ-CP cũng quy định về đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở như sau:

Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.

Đối chiếu những quy định trên thì phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định.

Cụ thể, độ tuổi ở đây sẽ từ 11 đến 18 tuổi đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.

Phổ cập giáo dục THCS là như thế nào? Đối tượng phổ cập là ai? Điều kiện phổ cập giáo dục THCS mức độ 2?

Phổ cập giáo dục THCS là như thế nào đối tượng là ai? (Hình từ Internet)

Phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 sẽ phải đảm bảo điều kiện gì?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 20/2014/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 như sau:

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2
1. Đối với xã:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;
b) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
2. Đối với huyện: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

Như vậy, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 sẽ phải đảm bảo điều kiện sẽ được phân chia như sau:

Đối với xã:

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

Đối với huyện:

- Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

Đối với tỉnh:

- Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

Phổ cập giáo dục THCS sẽ được đầu tư như thế nào?

Căn cứ theo Điều 96 Luật Giáo dục 2019 quy định về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục như sau:

Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.
3. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc phổ cập giáo dục THCS sẽ được ngân sách nhà nước bảo đảm.

Đồng thời, Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.

Phổ cập giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là như thế nào? Cần có những điều kiện gì để đạt chuẩn?
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục tiểu học được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục là gì? Phổ cập giáo dục cho các cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục THCS là như thế nào đối tượng là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh chưa tốt nghiệp THCS thì có phải phổ cập giáo dục không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ bao nhiêu tuổi thì thuộc đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
18 tuổi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở thì có được phổ cập giáo dục hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục cần có giấy tờ gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 626

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;