Phổ cập giáo dục là gì? Phổ cập giáo dục cho các cấp học nào?
Phổ cập giáo dục là như thế nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 có định nghĩa về phổ cập giáo dục như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
3. Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
4. Niên chế là hình thức tổ chức quá trình giáo dục, đào tạo theo năm học.
5. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.
6. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
7. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục.
8. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập
Bên cạnh đó, phổ cập giáo dục sẽ giúp người học đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Phổ cập giáo dục là gì? Phổ cập giáo dục cho các cấp học nào? (Hình từ Internet)
Phổ cập giáo dục sẽ thực hiện cho các cấp học nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Giáo dục 2019, có quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:
Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì phổ cập giáo dục sẽ thực hiện cho các cấp học sau:
[1] Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi.
[2] Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Ngân sách nhà nước có bảo đảm cho việc phổ cập giáo dục không?
Căn cứ theo Điều 96 Luật Giáo dục 2019 quy định về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục như sau:
Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục
1. Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.
3. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học. Đồng thời bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục.
Trách nhiệm của nhà trường đối với phổ cập giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 89 Luật Giáo dục 2019, thì trách nhiệm của nhà trường đối với phổ cập giáo dục như sau:
- Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?