Phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc?

Nền giáo dục rất quan trọng đối với 1 quốc gia vì vậy mà việc phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc hay không?

Phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc phổ cập giáo và giáo dục bắt buộc như sau:

Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Theo đó, phổ cập giáo dục là trách nhiệm bắt buộc nhất là đối với giáo dục tiểu học

Mọi công dân trong độ tuổi phải có nghĩa vụ thực hiện phổ cập giáo dục. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cá nhân thực hiện phổ cập giáo dục.

Giáo dục phổ cập ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có được Nhà nước ưu tiên đầu tư không?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Giáo dục 2019 có quy định về việc đầu tư cho giáo dục như sau:

Đầu tư cho giáo dục
1. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
3. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì giáo dục phổ cập ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được Nhà nước ưu tiên đầu tư và kể cả thu hút các nguồn đầu tư khác.

Bên cạnh đó, giáo dục phổ cập ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngoài việc được Nhà nước ưu tiên đầu tư thì cần phải có sự chung tay của các chủ thể, xã hội cùng phối hợp trong các hoạt động phổ cập giáo dục trung học cơ sở và hoạt động phổ cập giáo dục để phát triển nền giáo dục nước nhà như:

- Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục (tại khoản 1 Điều 89 Luật Giáo dục 2019).

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân xã hội có trách nhiệm “Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh”. (theo điểm c khoản 1 Điều 93 Luật Giáo dục 2019).

- Đồng thời ngân sách nhà nước sẽ “bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (tại Điều 96 Luật Giáo dục 2019)

- Quan trọng nhất là, từ phía gia đình cụ thể là cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục,…. ( khoản 1 Điều 90 Luật Giáo dục 2019).

Phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc?

Phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc? (Hình từ Internet)

Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ sở như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT, (có nội dung bị ngưng hiệu lực bởi điểm c khoản 10 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT) thì cần có 3 điều kiện sau đây để bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

Điều kiện 1. Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

- Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV (văn bản đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT).

- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT (văn bản đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT).

- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

Điều kiện 2. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;

- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,5 phòng/lớp; phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm;

+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT (được thay thế bởi Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT).

+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.

Phổ cập giáo dục
Cùng chủ đề
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Đối tượng thuộc phổ cập giáo dục tiểu học có phải là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục tiểu học được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục là gì? Phổ cập giáo dục cho các cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục THCS là như thế nào đối tượng là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh chưa tốt nghiệp THCS thì có phải phổ cập giáo dục không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ bao nhiêu tuổi thì thuộc đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
18 tuổi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở thì có được phổ cập giáo dục hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ cập giáo dục có phải là trách nhiệm bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục cần có giấy tờ gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 302

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;