Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?

Trong những trường hợp nào thì phân hiệu trường đại học bị giải thể? Điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập là gì?

Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học;

- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học;

- Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.

Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?

Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập là gì?

Căn cứ Điều 91 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục như sau:

Điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục
1. Có đề án thành lập phân hiệu.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt phân hiệu.
3. Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.
4. Đối với phân hiệu của trường đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với phân hiệu của trường đại học tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.

Như vậy, điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập là:

- Có đề án thành lập phân hiệu.

- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt phân hiệu.

- Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.

- Đối với phân hiệu của trường đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt.

Quy trình thành lập phân hiệu trường đại học gồm mấy bước?

Căn cứ khoản 2 Điều 92 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập phân hiệu của trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường đại học tư thục như sau:

Thủ tục thành lập phân hiệu của trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường đại học tư thục
...
2. Quy trình thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học gồm hai bước:
a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường hợp:
- Thành lập mới phân hiệu;
- Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục hiện có.
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu gồm:
a) Thành lập mới phân hiệu:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan chủ quản trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục. Nội dung chính của tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu cần nêu rõ về sự cần thiết, tên gọi, vị trí pháp lý, mục tiêu thành lập; kế hoạch xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự; ngành nghề và quy mô đào tạo; nguồn lực tài chính; đất đai, cơ sở vật chất của phân hiệu;
...

Như vậy, quy trình thành lập phân hiệu trường đại học gồm 2 bước:

- Bước 1: Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường hợp:

- Thành lập mới phân hiệu;

- Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục hiện có.

- Bước 2: Quyết định thành lập.

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh 2025? Mục tiêu chung của việc giáo dục đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch năm học của trường đại học có cần phải công bố vào đầu năm học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo trường đại học có cần phải đủ các học phần bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn tối thiểu trong các cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học thực hiện trao đổi giảng viên thì có phải là hợp tác quốc tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường đại học, học viện nào hiện nay thuộc Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm công tác thư viện trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 162

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;