Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Theo quy định thì phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam được quy định như sau:

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
1. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam được quy định như sau:
a) Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học, không có tư cách pháp nhân, được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;
...

Như vậy, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam không có tư cách pháp nhân.

Ngoài ra, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học, được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có được thực hiện toàn bộ chức năng của cơ sở giáo dục đại học không?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
1. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam được quy định như sau:
..
b) Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học theo chỉ đạo, điều hành của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương;
c) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
...

Như vậy, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam không được thực hiện toàn bộ chức năng của cơ sở giáo dục đại học mà chỉ được thực hiện một phần chức năng theo theo chỉ đạo, điều hành của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học.

Điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục như thế nào?

Căn cứ tại Điều 91 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi khoản 1 và 3 bởi khoản 37 Điều 1, khoản 5 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục như sau:

- Có đề án thành lập phân hiệu.

- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt phân hiệu.

- Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.

- Đối với phân hiệu của trường đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với phân hiệu của trường đại học tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu);

Vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu gồm:

- Thành lập mới phân hiệu:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan chủ quản trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục.

Nội dung chính của tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu cần nêu rõ về:

++ Sự cần thiết, tên gọi, vị trí pháp lý, mục tiêu thành lập;

++ Kế hoạch xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn;

++ Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự;

++ Ngành nghề và quy mô đào tạo;

++ Nguồn lực tài chính;

++ Đất đai, cơ sở vật chất của phân hiệu;

+ Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập phân hiệu của trường đại học tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ về:

++ Sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập phân hiệu với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

++ Chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng phân hiệu, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển phân hiệu;

++ Văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);

+ Đề án thành lập phân hiệu. Nội dung đề án thành lập phân hiệu cần nêu rõ:

++ Sự cần thiết thành lập phân hiệu;

++ Căn cứ pháp lý xây dựng đề án; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển phân hiệu theo từng giai đoạn;

++ Tên, địa điểm, vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của phân hiệu;

++ Tổ chức bộ máy quản lý, ngành nghề và quy mô đào tạo;

++ Số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; quy hoạch xây dựng phân hiệu;

++ Giải pháp thực hiện đề án: Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự, giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, giải pháp tài chính, các bước triển khai đề án và nhiệm vụ ưu tiên và các minh chứng kèm theo về điều kiện thành lập phân hiệu.

+ Đối với hồ sơ cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu trên thì hồ sơ cần có thêm cam kết đầu tư của Hội đồng quản trị nhà trường và các minh chứng kèm theo về khả năng tài chính của trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở cơ sở giáo dục hiện có:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan chủ quản trường đại học công lập và cơ sở giáo dục hiện có hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục và cơ sở giáo dục hiện có.

Nội dung chính của tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu cần nêu rõ:

++ Về sự cần thiết, tên gọi, vị trí pháp lý, mục tiêu thành lập;

++ Kế hoạch xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự;

++ Ngành nghề và quy mô đào tạo; nguồn lực tài chính;

++ Đất đai, cơ sở vật chất của phân hiệu;

+ Văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở.

Cơ sở giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học và đại học khác nhau thế nào? Trường đại học muốn chuyển thành đại học thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuẩn phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề án tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thông tin về thu chi tài chính của cơ sở giáo dục đại học phải công khai ra sao?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;