Hồ sơ đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên giáo dục và cao đẳng sư phạm bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên giáo dục và cao đẳng sư phạm bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về đăng ký tham dự sát hạch như sau:
Đăng ký tham dự sát hạch
1. Người có từ 05 năm (60 tháng) trở lên là giảng viên hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên.
2. Hồ sơ của người đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn tại thông báo tổ chức sát hạch kiểm định viên, gồm có:
a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;
b) Chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; văn bằng và các giấy tờ liên quan đến thời gian giảng dạy, làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm của người đăng ký tham dự sát hạch.
Như vậy. hồ sơ đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT
- Chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; văn bằng và các giấy tờ liên quan đến thời gian giảng dạy, làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm của người đăng ký tham dự sát hạch.
Hồ sơ đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên giáo dục và cao đẳng sư phạm bao gồm những gì? (Hình ảnh từ Internet)
Nội dung sát hạch cấp thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm có gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về nội dung, hình thức sát hạch như sau:
Nội dung, hình thức sát hạch
1. Nội dung sát hạch
a) Phần lý thuyết: tổng quan về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục; hệ thống bảo đảm chất lượng và vận hành chương trình đào tạo; tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo; quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
b) Phần thực hành: vận dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo vào làm bài tập tình huống.
2. Hình thức sát hạch
a) Thí sinh thực hiện việc sát hạch qua 02 (hai) bài thi, gồm bài thi lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút và bài thi thực hành với thời gian làm bài là 120 phút;
b) Mỗi đề thi có đáp án, thang điểm chi tiết phục vụ cho việc chấm bài; tổng điểm của mỗi bài thi là 100 (một trăm) điểm (tính theo thang điểm 100);
c) Thí sinh đạt từ 80 (tám mươi) điểm trở lên ở bài thi lý thuyết và đạt từ 70 (bảy mươi) điểm trở lên ở bài thi thực hành được Hội đồng sát hạch kiểm định viên xem xét xác định đạt yêu cầu.
Như vậy, nội dung sát hạch cấp thẻ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bao gồm hai phần là phần lý thuyết và phần thực hành
- Nội dung sát hạch phần lý thuyết gồm:
+ Tổng quan về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục;
+ Hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục;
+ Hệ thống bảo đảm chất lượng và vận hành chương trình đào tạo;
+ Tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo; quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
- Nội dung sát hạch phần thực hành gồm: vận dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo vào làm bài tập tình huống.
Quy trình sát hạch kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về quy trình sát hạch như sau:
Bước 1: Cục Quản lý chất lượng thông báo về việc tổ chức sát hạch kiểm định viên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Chuẩn bị cho việc tổ chức sát hạch kiểm định viên
- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ban hành quyết định thành lập Hội đồng sát hạch kiểm định viên. Hội đồng sát hạch kiểm định viên được sử dụng con dấu của Cục Quản lý chất lượng để thực hiện nhiệm vụ;
- Chủ tịch Hội đồng sát hạch kiểm định viên quyết định thành lập các ban chuyên môn và bộ phận giúp việc (Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo và bộ phận giúp việc khác nếu cần thiết);
- Hội đồng sát hạch kiểm định viên xét và công bố danh sách người đủ điều kiện, người không đủ điều kiện dự sát hạch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 3: Tổ chức sát hạch kiểm định viên
- Hội đồng sát hạch kiểm định viên tổ chức sát hạch theo nội dung và hình thức được quy định tại Điều 10 của Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày thi xong bài thi cuối, Hội đồng sát hạch kiểm định viên công bố kết quả đối với những người đạt yêu cầu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả sát hạch kiểm định viên, nếu có nhu cầu, thí sinh gửi đơn đề nghị phúc khảo bài thi về Cục Quản lý chất lượng;
Hội đồng sát hạch kiểm định viên tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.
Bước 4: Công nhận kết quả
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả chấm phúc khảo, Hội đồng sát hạch kiểm định viên lập danh sách các thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 của Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT và đề nghị Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ra quyết định công nhận kết quả thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên;
- Kết quả bài thi sát hạch kiểm định viên không được bảo lưu cho kỳ sau
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?