Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học?

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học thì giáo dục những nội dung gì?

Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học?

* Đối với trẻ mầm non:

Theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục 4 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non như sau:

- Trẻ nhà trẻ:

+ Giới thiệu tên, hình ảnh của một số thực phẩm và món ăn thông thường.

+ Trẻ nói được tên một số thực phẩm, món ăn thông thường, một số thực phẩm có lợi và có hại cho sức khỏe.

- Trẻ mẫu giáo:

+ Trẻ gọi tên các nhóm thực phẩm và lựa chọn được các thực phẩm theo nhóm.

+ Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản.

+ Nói được những biểu hiện của ăn uống lành mạnh và ý nghĩa của việc ăn uống lành mạnh.

+ Phân biệt được các thực phẩm có lợi và có hại cho sức khỏe.

* Đối với học sinh tiểu học:

Theo tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 4 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì nội dung giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học như sau:

- Nội dung giáo dục dinh dưỡng:

+ Học sinh lớp 1 và lớp 2 có thể hiểu biết về vai trò của từng loại thực phẩm thuộc từng tầng của tháp dinh dưỡng, nhận biết tên các loại thực phẩm trong các món ăn tại trường và ở nhà. Ăn đầy đủ 6 nhóm thực phẩm, khuyến khích trẻ tăng cường ăn rau, trái cây và sử dụng các thực phẩm lành mạnh.

+ Học sinh lớp 3 đến lớp 5 có thể hiểu biết về vai trò của từng loại thực phẩm thuộc từng tầng của tháp dinh dưỡng, nhận biết tên các loại thực phẩm trong các món ăn tại trường và ở nhà. Ăn đầy đủ 6 nhóm thực phẩm, khuyến khích trẻ tăng cường ăn rau, trái cây và sử dụng các thực phẩm lành mạnh. Số lượng thực phẩm nên ăn theo đơn vị ăn của từng tầng của tháp dinh dưỡng. Nhận biết các thực phẩm không lành mạnh ở tầng thực phẩm về đường, muối, chất béo. Biết cách nhận biết thực phẩm ôi thiu, không an toàn và biết đọc nhãn mác thực phẩm.

- Các chủ đề trong giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học:

+ Chủ đề 1: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, từ tháp dinh dưỡng đến bữa ăn;

+ Chủ đề 2: Năng lượng từ ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến;

+ Chủ đề 3: Rau củ và trái cây tốt cho sức khỏe;

+ Chủ đề 4: Thực phẩm giàu chất đạm giúp cao lớn, khỏe mạnh;

+ Chủ đề 5: Sữa và chế phẩm sữa tốt cho sức khỏe;

+ Chủ đề 6: Hạn chế chất béo, đường và muối;

+ Chủ đề 7: Lựa chọn thực phẩm an toàn và lành mạnh, đặc biệt khi ăn ở ngoài;

+ Chủ đề 8: Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm giúp lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe;

+ Chủ đề 9: Phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì;

+ Chủ đề 10: Vi chất dinh dưỡng với sức khỏe;

+ Chủ đề 11: Ôn tập.

Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học?

Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học? (Hình từ Internet)

Hình thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học?

* Đối với trẻ mầm non:

Theo tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục 4 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì giáo viên mầm non hướng dẫn và tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Giới thiệu món ăn và thực phẩm trước giờ ăn, sử dụng hình ảnh thực phẩm mô hình bằng nhựa mô phỏng thực phẩm giới thiệu cho trẻ, lồng ghép trong các giờ học về cảnh quan, môi trường…

- Các bài học chuyên đề về giáo dục dinh dưỡng; thực hành chuẩn bị một số món ăn đơn giản.

* Đối với học sinh tiểu học:

Theo tiết 2.3 tiểu mục 1 Mục 4 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học như sau:

- Giáo dục dinh dưỡng được thực hiện trong 5-10 phút vào giờ sinh hoạt cuối tuần, trong các hoạt động trải nghiệm của học sinh.

- Lồng ghép trong các môn học, sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa, hội thi, các hình thức truyền thông mới để thu hút nhiều học sinh tham gia.

- Các bài giảng giáo dục dinh dưỡng được biên soạn dưới dạng bài giảng trình chiếu để học sinh dễ đọc, dễ học và dễ hiểu.

- Giáo dục dinh dưỡng cho học sinh có thể lồng ghép trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tổ chức bữa ăn như nhận khay, xếp hàng nhận thức ăn, loại bỏ thức ăn thừa, trả khay thức ăn....

Mục tiêu của giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học là gì?

* Đối với trẻ mầm non:

Căn cứ tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục 4 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì mục tiêu của giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em mầm non như sau:

- Trẻ nhà trẻ: Giúp trẻ nhận biết được một số thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, thích nghi với chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm.

- Trẻ mẫu giáo: Giúp trẻ có hiểu biết về các nhóm thực phẩm, lợi ích của việc ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe và thực hành ăn uống hàng ngày.

* Đối với học sinh tiểu học:

Căn cứ tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục 4 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì mục tiêu của giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học như sau:

Giúp cho học sinh tiểu học hiểu được về tháp dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, biết cách nhận biết các thực phẩm không lành mạnh, không an toàn đối với sức khỏe, ăn uống đa dạng, tăng cường ăn rau và trái cây, cách đọc nhãn mác thực phẩm.

Trẻ mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nhóm trẻ là trẻ em từ bao nhiêu tuổi? Số trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em mầm non 05 tuổi được miễn học phí trong năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người là những dân tộc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em mầm non 05 tuổi được miễn học phí từ 01/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em mầm non thuộc các trường hợp nào sẽ được miễn học phí?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn đề nghị trợ cấp trẻ mầm non là con công nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;