Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?

Việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một cần bảo đảm các nội dung gì?

Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Nội dung dạy và học tiếng Việt
Dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo các nội dung cụ thể sau:
1. Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một.
2. Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản.
3. Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói.
4. Hình thành và phát triển năng lực đọc.
5. Hình thành và phát triển năng lực viết.
Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học (Nội dung chi tiết thực hiện theo Phụ lục đính kèm).

Theo đó, nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là nhằm chuẩn bị tâm thế vào lớp Một, hình thành các kĩ năng học tập cơ bản và đảm bảo thêm các nội dung sau:

- Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói.

- Hình thành và phát triển năng lực đọc.

- Hình thành và phát triển năng lực viết.

Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là gì?

Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì? (Hình từ Internet)

Tính kế thừa và liên thông trong dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định về quan điểm và nguyên tắc thực hiện như sau:

Quan điểm và nguyên tắc thực hiện
1. Tiếp cận theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, trong đó lấy việc hình thành và phát triển năng lực tiếng Việt làm định hướng cơ bản.
2. Thực hiện phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai để dạy học tiếng Việt cho trẻ.
3. Tổ chức thông qua hoạt động chơi, trải nghiệm, khám phá, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ trong độ tuổi chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học.
4. Tích hợp dạy và học tiếng Việt với dạy các kĩ năng học tập ban đầu, tích hợp dạy và học tiếng Việt với dạy và học văn hóa dân tộc.
5. Bảo đảm tính kế thừa và liên thông: nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một kế thừa nội dung của chương trình giáo dục bậc Mầm non và liên thông với nội dung của chương trình giáo dục cấp Tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, một trong những nguyên tắc thực hiện dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là Bảo đảm tính kế thừa và liên thông cụ thẻ:

Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một kế thừa nội dung của chương trình giáo dục bậc Mầm non và liên thông với nội dung của chương trình giáo dục cấp Tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trẻ em dân tộc thiểu số cần hình thành các kĩ năng cơ bản nào trước khi vào lớp Một?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định trẻ em dân tộc thiểu số cần hình thành các kĩ năng cơ bản sau đây trước khi vào lớp Một:

- Kĩ năng chuẩn bị, sử dụng, bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng con, bảng lớn trong không gian lớp học, trường học.

- Kĩ năng sử dụng các kí hiệu, quy ước được sử dụng trong học tập, vui chơi và trong các hoạt động tập thể khác.

- Kĩ năng làm việc cá nhân theo hướng dẫn của giáo viên; kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập.

- Kĩ năng ban đầu khi làm việc theo cặp, theo nhóm và tham gia các hoạt động chung của trường, của lớp.

- Kĩ năng nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao và tự trình bày kết quả học tập của cá nhân, của nhóm với bạn bè, thầy cô ở mức độ đơn giản.

Gia đình cần thực hiện những gì cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT gia đình cần thực hiện những việc sau cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một:

- Cho trẻ đi học đúng độ tuổi, ra lớp chuyên cần, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ đi học đầy đủ, đúng giờ. Theo dõi sự thay đổi về tinh thần, sức khỏe của trẻ trong những ngày đầu đi học lớp Một.

- Chuẩn bị trang phục sạch sẽ, đồ dùng học tập đầy đủ cho trẻ trước khi đến lớp; chuẩn bị góc học tập có đủ bàn ghế, ánh sáng và sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt để tạo hứng thú học tập; hướng dẫn trẻ khi tự học, tự phục vụ ở nhà.

- Không gây áp lực về thành tích học tập đối với trẻ. Giải tỏa tâm lí và tinh thần cho trẻ bằng cách lôi cuốn trẻ vào các hoạt động thư giãn khác như: làm việc nhà, thể dục nhẹ nhàng, tham gia các hoạt động vui chơi, nghệ thuật...

- Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt ở gia đình: nói chuyện với trẻ bằng tiếng Việt, dùng ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp với người khác khi có mặt trẻ.

- Triển khai hoạt động nhóm cha mẹ/người giám hộ cùng chia sẻ kiến thức kinh nghiệm phối hợp với nhà trường về nuôi dạy trẻ. Tham gia cùng trẻ vào những hoạt động hỗ trợ học tập theo hướng dẫn của giáo viên

Trẻ em dân tộc thiểu số
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 201
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;