Những đối tượng nào được vay vốn sinh viên trong năm 2024?
- Những đối tượng nào được vay vốn sinh viên trong năm 2024?
- Các phương thức vay vốn sinh viên gồm các phương thức nào?
- Mức vay vốn sinh viên tối đa là bao nhiêu tiền một tháng?
- Thời hạn vay vốn sinh viên được quy định ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục cho vay vốn sinh viên trong trường hợp sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình như thế nào?
Những đối tượng nào được vay vốn sinh viên trong năm 2024?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg thì đối tượng được vay vốn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
+ Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
Những đối tượng nào được vay vốn sinh viên trong năm 2024? (Hình từ Internet)
Các phương thức vay vốn sinh viên gồm các phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định phương thức cho vay vốn sinh viên như sau:
Phương thức cho vay:
1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
Như vậy, phương thức vay vốn sinh viên như sau:
- Vay thông qua hộ gia đình;
- Trực tiếp vay đối với sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
Mức vay vốn sinh viên tối đa là bao nhiêu tiền một tháng?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định về mức vốn cho vay như sau:
Mức vốn cho vay:
1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Như vậy, mức vay vốn sinh viên tối đa 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.
Mức vay cụ thể đối với từng sinh viên sẽ theo quy định của Ngân hàng chính sách căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.
Thời hạn vay vốn sinh viên được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thì thời hạn vay vốn sinh viên được quy định như sau:
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).
Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.
- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi).
Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Hồ sơ, thủ tục cho vay vốn sinh viên trong trường hợp sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Công văn 1485/NHCS-TDSV năm 2018 thì hồ sơ cho vay và quy trình cho vay vốn sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội như sau:
* Hồ sơ cho vay
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
* Quy trình cho vay:
Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện.
Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.
Bước 3: Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
Bước 4: NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi UBND cấp xã.
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận uỷ thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền va
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Công thức hóa học của rượu là gì? Học sinh sử dụng rượu có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Công thức Heron là gì? Quy định độ tuổi học sinh THPT?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?