Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học năm học 2024-2025 ra sao?
- Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học năm học 2024-2025 ra sao?
- Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường chủ động, linh hoạt và hoàn thành chương trình năm học 2024-2025 ra sao?
- Nhiệm vụ giáo dục tiểu học đối với việc thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như thế nào?
Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học năm học 2024-2025 ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học năm học 2024-2025 như sau:
- Duy trì vệ sinh môi trường trong trường học và các phương án bảo đảm sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý;
Chủ động các phương án tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn, đề phòng trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh tại địa phương, nhà trường trên cơ sở đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm từ các năm học trước; kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng các công trình trường học, lập kế hoạch và thực hiện việc bảo trì công trình theo quy định;
- Không đưa vào sử dụng các công trình đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn theo quy định khi chưa được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.
- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng văn hóa học đường; công tác xã hội, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường học, công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.
Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học năm học 2024-2025 ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ giáo dục tiểu học về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường chủ động, linh hoạt và hoàn thành chương trình năm học 2024-2025 ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 thì hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học 2024-2025 như sau:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học
Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo quy định; bố trí thời gian thực hiện chương trình hiệu quả bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, bảo đảm cuối năm học học sinh đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành, cụ thể:
+ Bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học;
Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định[4]; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.
+ Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;
Tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.
+ Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mọi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần;
Kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học;
Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
+ Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn khi đảm bảo điều kiện thực hiện, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý;
Các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, các năng lực, phẩm chất cần thiết, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh;
Tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà;
Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí;
Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ giáo dục tiểu học đối với việc thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7 Mục B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 thì nhiệm vụ giáo dục tiểu học đối với việc thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như sau:
Các cơ sở giáo dục quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
Vận dụng phù hợp nhũng thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống;
Dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở cấp tiểu học linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học;
Nâng cao chất lượng và thực chất trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai hiệu quả phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học, học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học;
Tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy và thực hiện tiến trình dạy học mỗi bài học thành các hoạt động học với sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành;
Cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh; tham khảo các bài giảng trên truyền hình, kho học liệu số dùng chung của Bộ GDĐT để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?