Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường THCS, THPT là bao nhiêu năm?
Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường THCS, THPT quy định thế nào?
Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường THCS, THPT đối với trường THCS, THPT công lập phải đạt các tiêu chuẩn tại khoản 3 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Điều lệ) ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:
- Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục 2019 đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường THCS, THPT là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường THCS, THPT sẽ là 05 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.
Hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường THCS, THPT?
Thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường THCS, THPT được khoản 4 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
- Quy trình bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường THCS, THPT là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng trường THCS, THPT có những nhiệm vụ và quyền nào?
Theo điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT hiệu trưởng trường THCS, THPT có những nhiệm vụ và quyền như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định tại Điều 9 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT;
- Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của hội đồng trường cần xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT;
- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
- Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Dàn ý nghị luận về một vấn đề đời sống mà em quan tâm môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu so sánh nghệ thuật trần thuật qua đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Một lít nước mắt? Quy định về điểm xét tốt nghiệp THPT?
- Tổng hợp sự kiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 đến 1975? Nội dung cốt lõi môn Lịch sử lớp 12 có gì?
- Cách tính hóa trị của nguyên tố lớp 8? Học sinh muốn học thêm môn Khoa học tự nhiên lớp 8 phải làm gì?
- Top những mẫu đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Cô bé bán diêm lớp 6 hay nhất? Quy định về đánh giá bằng nhận xét học sinh THCS?
- Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954 môn Lịch sử lớp 12? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại là gì? Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại? Hình thức đánh giá môn Khoa học tự nhiên lớp 9?
- Dàn ý hình tượng Người lái đò sông Đà? Thời gian làm bài kiểm tra của học sinh lớp 6 là bao lâu?
- Mẫu bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa? Học sinh lớp 8 được học những kiến thức văn học nào trong môn Ngữ văn?
- Mẫu đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Gặt chữ trên non lớp 4? Học sinh tiểu học được đánh giá theo những phương pháp nào?