18:20 | 23/07/2024

Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp làm công tác quản lý có định mức giờ dạy như thế nào?

Hiện nay chế độ giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? Cụ thể là nhà giáo làm công tác quản lý.

Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp làm công tác quản lý có định mức giờ dạy như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, chế độ giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:

*Nhà giáo làm công tác quản lý:

(1) Nhà giáo làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc cố vấn học tập: Được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp;

(2) Nhà giáo phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng thực hành: Có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng; không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng;

(3) Nhà giáo kiêm phụ trách thư viện: Được giảm từ 15% đến 30% định mức giờ giảng;

(4) Nhà giáo kiêm trưởng bộ môn và tương đương: Được giảm từ 15% đến 20% định mức giờ giảng;

(5) Nhà giáo là trưởng khoa, trưởng trạm, trại và tương đương: Được giảm 30% định mức giờ giảng; phó khoa, phó trưởng trạm, trại và tương đương được giảm 20% định mức giờ giảng.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, số lượng nhà giáo, số lượng học viên, học sinh, sinh viên và quy mô của thư viện, Hiệu trưởng, giám đốc quyết định tỷ lệ giờ giảm cho các chức danh trong quy định tại (3) (4).

Chế độ giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp?

Chế độ giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)

Định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy cao đẳng, trung cấp ra sao?

Tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Điều 2 và Điều 3 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có quy định định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy cao đẳng, trung cấp như sau:

- Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.

- Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

- Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

- Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được tính quy đổi và áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất.

Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định hệ số quy đổi giờ chuẩn đối với các cấp trình độ thấp hơn để tính định mức giờ chuẩn trong một năm học cho nhà giáo phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo.

- Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

+ Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 8% định mức giờ giảng/năm;

+ Phó hiệu trưởng: 10% định mức giờ giảng/năm;

+ Trưởng phòng và tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;

+ Phó trưởng phòng và tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;

+ Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.

- Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.

- Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.

Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ dạy cao đẳng, trung cấp có phải chuẩn bị giáo án trước khi đi dạy không?

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trình độ dạy cao đẳng, trung cấp có những nhiệm vụ sau trong công tác giảng dạy:

Nhiệm vụ
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy;
b) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
...

Như vậy, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ dạy cao đẳng, trung cấp phải thực hiện chuẩn bị giảng dạy trong đó có việc soạn giáo án đó cũng là nhiệm vụ của giáo viên trước khi dạy học.

Giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp hệ cao đẳng có thể làm việc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành điện công nghiệp ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành kỹ thuật pha chế đồ uống ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành điện dân dụng ra trường làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí hệ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành vận hành sửa chữa thiết bị lạnh hệ cao đẳng ra trường làm gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;