Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?

Theo quy định thì xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản khác có liên quan.

Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?

Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì? (Hình từ Internet)

Mức trần học phí giáo dục nghề nghiệp năm học 2024-2025 là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP thì mức trần học phí giáo dục nghề nghiệp năm học 2024-2025 như sau:

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức trần học phí cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên;

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản khác có liên quan;

- Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao (kể cả chương trình chuyển giao từ nước ngoài đối với giáo dục nghề nghiệp) các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động quyết định mức học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật bảo đảm đủ bù đắp chi phí đào tạo, có tích luỹ và thực hiện việc công khai trước khi tuyển sinh;

- Đối với các chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên mức học phí tối đa không quá 2,5 lần so với mức trần học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Sinh viên học các ngành nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giảm 70% học phí?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được giảm 70% học phí như sau:

Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
...

Như vậy, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được giảm 70% học phí, đó là các ngành sau:

- Nhạc công kịch hát dân tộc;

- Nhạc công truyền thống Huế;

- Đờn ca tài tử Nam Bộ;

- Diễn viên sân khấu kịch hát;

- Nghệ thuật biểu diễn dân ca;

- Nghệ thuật ca trù;

- Nghệ thuật bài chòi;

- Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.

Giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Liên thông trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 Biểu tượng tôn vinh giáo dục nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Đào tạo trình độ sơ cấp sẽ áp dụng với cơ sở giáo dục nào? Đối tượng đăng ký học là những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp hệ cao đẳng có thể làm việc gì?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;