Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục?
Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục?
Căn cứ Điều 4 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44 /2011/TT-BGDĐT nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục như sau:
- Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quan hệ dân sự đã được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và những quy định của pháp luật về lao động, Luật Giáo dục 2019.
- Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
- Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đã được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
- Trong trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.
Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục? (Hình từ Internet)
Mục đích hoạt động thỉnh giảng là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44 /2011/TT-BGDĐT quy định về mục đích hoạt động thỉnh giảng như sau:
Mục đích hoạt động thỉnh giảng
1. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.
2. Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Như vậy, mục đích hoạt động thỉnh giảng là:
- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.
- Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng của hoạt động thỉnh giảng là gì?
Căn cứ Điều 10 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44 /2011/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng như sau:
Trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng
1. Xây dựng, thông báo công khai kế hoạch thỉnh giảng vào đầu năm học.
2. Xác định cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo thỉnh giảng và yêu cầu của cơ sở thỉnh giảng, tổ chức giao kết hợp đồng thỉnh giảng. Công khai danh sách nhà giáo thỉnh giảng.
3. Thực hiện nghĩa vụ của cơ sở thỉnh giảng được quy định tại hợp đồng thỉnh giảng. Tạo điều kiện để nhà giáo thỉnh giảng sử dụng thiết bị, phương tiện làm việc của cơ sở giáo dục để thực hiện hợp đồng thỉnh giảng.
4. Thực hiện các quy định về quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động thỉnh giảng.
5. Xác nhận kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng. Thông báo kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng đến cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác.
6. Quản lý, lưu giữ hồ sơ thỉnh giảng
Như vậy, trách nhiệm của cơ sở thỉnh giảng của hoạt động thỉnh giảng là:
- Xây dựng, thông báo công khai kế hoạch thỉnh giảng vào đầu năm học.
- Xác định cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo thỉnh giảng và yêu cầu của cơ sở thỉnh giảng, tổ chức giao kết hợp đồng thỉnh giảng. Công khai danh sách nhà giáo thỉnh giảng.
- Thực hiện nghĩa vụ của cơ sở thỉnh giảng được quy định tại hợp đồng thỉnh giảng. Tạo điều kiện để nhà giáo thỉnh giảng sử dụng thiết bị, phương tiện làm việc của cơ sở giáo dục để thực hiện hợp đồng thỉnh giảng.
- Thực hiện các quy định về quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động thỉnh giảng.
- Xác nhận kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng. Thông báo kết quả thực hiện hợp đồng thỉnh giảng đến cơ quan, tổ chức nơi nhà giáo thỉnh giảng công tác.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ thỉnh giảng
- Thời gian khám mắt định kỳ đối với học sinh là bao lâu? Trách nhiệm của trường học trong công tác y tế đối với học sinh?
- Tổ chức dạy học cấp Tiểu học 2024 2025 ra sao? Việc ghép lớp ở cấp Tiểu học 2024 2025 có được phép hay không?
- Mẫu viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen chụp ảnh sống ảo?
- Mẫu 03 đoạn văn kể lại câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em? Tiếng Việt có phải môn bắt buộc?
- Mẫu viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu thích môn Ngữ văn lớp 7? Các văn bản nào bắt buộc phải có ở cấp 2?
- Tóm tắt Môn Lịch sử lớp 12 sử bài 3 các nước Đông Bắc Á? Yêu cầu cần đạt trong bối cảnh mở cửa kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến hiện tại?
- Mẫu viết đoạn văn về một câu chuyện em thích lớp 4? Các kiểu văn bản mà học sinh lớp 4 được học là gì?
- Tổng hợp đáp án chính xác cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS và THPT năm 2024 2025?
- Tổng hợp bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm đầy đủ nhất?
- Còn bao nhiêu cái chủ nhật nữa đến Tết Dương lịch và Âm lịch 2025? Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ Tết Dương lịch mấy ngày?