Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Pháp luật quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học ra sao?

Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Tài sản của cơ sở giáo dục đại học công lập được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công. Cơ sở giáo dục đại học được sử dụng tài sản công vào việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, phù hợp với môi trường giáo dục.

- Tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc sau đây:

+ Tài sản của Nhà nước và quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho cơ sở giáo dục đại học phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai; không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với tài sản khác của Nhà nước phải theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Tài sản chung hợp nhất không phân chia bao gồm tài sản được viện trợ, tài trợ, hiến tặng, cho tặng và tài sản khác được pháp luật quy định là tài sản chung hợp nhất không phân chia, thuộc sở hữu của cộng đồng nhà trường, do hội đồng trường hoặc hội đồng đại học đại diện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người chuyển giao quyền sở hữu tài sản (nếu có) vì mục đích phát triển của cơ sở giáo dục đại học và lợi ích của cộng đồng, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển; không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào.

Trong trường hợp chuyển nhượng vốn của cơ sở giáo dục đại học thì tài sản chung hợp nhất không phân chia không được tính vào giá trị tài sản được định giá của cơ sở giáo dục đại học.

Trong trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học, tài sản chung hợp nhất không phân chia được coi là tài sản chung của cộng đồng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng cho mục đích phát triển giáo dục đại học;

+ Đối với tài sản không được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 67 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018), cơ sở giáo dục đại học có quyền tự quyết định việc quản lý, sử dụng, định đoạt và tự chịu trách nhiệm theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục đại học có được thực hiện quyền tự chủ về tài sản không?

Căn cứ tại Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:

Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học.
2. Điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
b) Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
c) Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
d) Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học đối với chủ sở hữu, người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan được quy định như sau:
a) Giải trình về việc thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, về việc quy định, thực hiện quy định của cơ sở giáo dục đại học; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện quy định, cam kết bảo đảm chất lượng hoạt động;
b) Công khai báo cáo hằng năm về các chỉ số kết quả hoạt động trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với chủ sở hữu và cơ quan quản lý có thẩm quyền;
c) Giải trình về mức lương, thưởng và quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ sở giáo dục đại học tại hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động; thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán hằng năm, kiểm toán đầu tư và mua sắm; giải trình về hoạt động của cơ sở giáo dục đại học trước chủ sở hữu, cơ quan quản lý có thẩm quyền;
d) Thực hiện công khai trung thực báo cáo tài chính hằng năm và nội dung khác trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Thực hiện nội dung, hình thức giải trình khác theo quy định của pháp luật
7. Chính phủ quy định chi tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.

Như vậy, cơ sở giáo dục đại học được quyền thực hiện quyền tự chủ về tài sản đồng thời có trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

Ai báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về tài sản của cơ sở giáo dục đại học?

Căn cứ tại điểm đ khoản 3 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học
...
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đạai học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác;
b) Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của hội đồng trường, hội đồng đại học;
c) Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
d) Đề xuất hội đồng trường, hội đồng đại học xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường, hội đồng đại học; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
đ) Hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
...

Như vậy, hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về tài sản của cơ sở giáo dục đại học hằng năm.

Giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục đại học năm học 2024 - 2025 có ứng dụng công nghệ số và AI hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
4 năm học đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học trong các hoạt động nghiên cứu của giáo dục đại học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là liên kết đào tạo? Có mấy hình thức liên kết đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;