Nguồn gốc ngày Tết trung thu 2024 là như thế nào?

Ý nghĩa về nguồn gốc ngày Tết trung thu là như thế nào? Tết trung thu học sinh cả nước có phải đi học hay không?

Nguồn gốc ngày Tết trung thu 2024 là như thế nào?

Nguồn gốc của Tết Trung thu bắt đầu từ văn hóa Trung Quốc. Hiện nay Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của nhiều quốc gia Đông Á và Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam.

Vào thời nhà Chu (1045 - 221 TCN), trong mùa thu hoạch vào mùa thu, các hoàng đế Trung Quốc cổ đại tôn thờ mặt trăng vì họ tin rằng làm như vậy sẽ mang lại một vụ mùa bội thu vào năm tiếp theo.

Tết Trung thu còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng, Tết đoàn viên...

Ngày Tết trung thu hằng năm theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8, đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm ở Việt Nam. Trong ngày này trẻ em học sinh trên cả nước sẽ được vui chơi bằng các hoạt động khác nhau như: Phá cổ, rước đèn, tham gia các hoạt động được tổ chức tại nhà trường, địa phương....

Điển hình như tại Tỉnh Ninh Bình theo Quyết định 2457/QĐ-BVHTTDL năm 2024 như sau:

“Lễ hội Trung thu năm 2024” là hoạt động thường niên nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu cổ truyền của dân tộc. Các hoạt động trong Lễ hội sẽ cùng các em đến với những giấc mơ, những câu chuyện thần kỳ, ước vọng tương lai góp phần hoàn thiện nhân cách của con người Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một loạt các hoạt động sẽ tổ chức cho các em học sinh tại tỉnh này như sau:

[1] Không gian sắp đặt “Tết Trung thu qua những món đồ chơi”

- Những đồ chơi trung thu không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ, là lời nhắn nhủ, lời chúc thầm lặng và sâu sắc của cha ông ta với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học và sự thành đạt.

[2] Hoạt động vui chơi, trải nghiệm

- Hướng dẫn, trải nghiệm nghề truyền thống, làm đồ chơi, đồ thủ công

- Các em được nghe kể về lịch sử làng nghề, được xem các nghệ nhân đầy tâm huyết làm nghề, được tự mình làm ra các sản phẩm xinh xắn như nặn gốm, vuốt gốm, ghép tranh gốm, đan móc thủ công, in tranh dân gian - họa màu, làm dép lốp, ép hoa khô, thêu thổ cẩm, chần bông ghép vải, làm bánh truyền thống...

- Trải nghiệm nghệ thuật

Nghệ thuật Xiếc - Tạp kỹ: Các em được tập biểu diễn với những bộ môn xiếc phù hợp như: đi xe đạp 1 bánh; thăng bằng trên con lăn, bóng, thang tre; cà kheo, tung hứng, lắc vòng; bóng bay nghệ thuật...

- Nghệ thuật Múa rối: Các nghệ sĩ biểu diễn, hướng dẫn các em những tiết mục rối cạn, rối nước vui nhộn, độc đáo, hấp dẫn và rất gần gũi.

- Trải nghiệm ca - múa - nhạc - khiêu vũ, thời trang nhí: giúp các em phát triển kĩ năng, khơi dậy năng khiếu, tạo một sân chơi lành mạnh sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp.

- Trải nghiệm các môn thể thao

+ Tham gia tìm hiểu, trải nghiệm, chơi cờ vua - môn thể thao trí tuệ.

+ Biểu diễn võ thuật cổ truyền, múa lân - sư - rồng.

- Hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn phòng cháy chữa cháy, trải nghiệm làm lính cứu hỏa

+ Tham gia các hoạt động hữu ích về phòng cháy, chữa cháy; hướng dẫn các kỹ năng khi gặp sự cố cháy nổ; kỹ năng giải cứu, sơ cứu người bị nạn. Đây sẽ là những bài học quý giá giúp các em bình tĩnh ứng phó với sự cố cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hạn chế tối đa thiệt hại.

- Khu trưng bày, trải nghiệm “Trang sách với tuổi thơ”

+ Trưng bày, giới thiệu những trang sách hay, hướng cho các em ham đọc sách, yêu sách.

+ Không gian đọc sách miễn phí.

- Trải nghiệm “Chạm vào thế giới sắc màu”

+ Nơi các em được đắm chìm vào bảng màu rực rỡ của thế giới hội họa để tự tay vẽ nên nơi mình muốn đến, chinh phục và khám phá những điều mới mẻ.

+ Trải nghiệm mỹ thuật trên trứng khủng long; khám phá dấu chân tiền sử.

+ Ký họa đường phố.

+ Trải nghiệm mỹ thuật “Sắc màu em yêu”.

+ Trang trí tranh gỗ, ghép tranh gỗ.

- Hướng dẫn, trải nghiệm “Lái xe an toàn”

+ Tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho trẻ em; hướng dẫn các em kỹ năng lái xe an toàn, thực hành trên sa hình.

+ Tổ chức mini games phù hợp chủ đề.

- Các trải nghiệm, trò chơi học tập, tư duy, sáng tạo, lắp ráp

+ Làm đồ thủ công; thử thách siêu trí nhớ, mini game có thưởng; tư duy logic với đồ chơi giáo dục thông minh; lắp ráp mô hình mini, hướng dẫn giải mã các khối Rubik…

- Khu vui chơi trẻ em

+ Các em được vui chơi với các thiết bị vận động ngoài trời, tàu hỏa, máy bay, nhà phao…

+ Tổ chức trò chơi dân gian: ô ăn quan, cướp cờ, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê, cà kheo, nhảy sạp, nhảy bao bố, nhảy lò cò… thu hút các em tham gia, qua đó được rèn luyện, trở nên nhanh nhẹn, khéo léo và hoạt bát hơn.

+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghệ thuật và Phát triển năng khiếu Ánh Dương,

Thời gian hướng dẫn trải nghiệm, tương tác:

Những khoảnh khắc vui vẻ, những trò chơi và hoạt động cùng gia đình, bạn bè sẽ là những kỷ niệm đẹp của các em.

Như vậy, có thể thấy rằng việc tổ chức các hoạt động cho học sinh và trẻ em này còn phụ thuộc vào từng địa phương và kinh phí hoạt động như thế nào.

Nguồn gốc ngày Tết trung thu 2024 là như thế nào?

Nguồn gốc ngày Tết trung thu 2024 là như thế nào? (Hình từ Internet)

Tết trung thu 2024 học sinh cả nước có phải đi học hay không?

Theo quy định hiện tại chưa có quy định nào cụ thể việc cho học sinh nghỉ học ngày Tết Trung thu.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Có thể thấy rằng tết Trung thu không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ vì học sinh sẽ nghỉ theo lịch của giáo viên và nhà trường theo quy định ngày nghỉ hằng năm nói trên.

Vì vậy có thể suy ra rằng ngày Tết Trung thu 2024 giáo viên không được nghỉ. Tuy nhiên trừ trường hợp Tết trung thu hằng năm rơi vào ngày nghỉ cuối tuần thì các em học sinh sẽ được nghỉ.

Như vậy, Tết trung thu 2024 sẽ rồi vào Thứ Ba, 17 tháng 9 năm 2024 là ngày 15/8 âm lịch vì vậy học sinh sẽ vẫn phải học bình thường và có thể tham gia các hoạt động vui chơi vào buổi tối khi tan trường.

Quyền lợi của học sinh khi bắt đầu lại năm học mới 2024-2025 như thế nào?

Học sinh sẽ có nhiều cấp học khác nhau từ đó phát sinh quyền khác nhau cụ thể như sau:

Đối với học sinh tiểu học

Theo Điều 35 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, học sinh tiểu học có các quyền như sau:

- Được học tập

+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

++ Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

++ Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

++ Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

- Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

- Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đối với học sinh THCS, THPT

Các quyền của học sinh THCS, THPT được quy định cụ thể tại Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT:

- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tết trung thu
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Trung thu cho các bé mầm non 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung thu năm nay vào thứ mấy? Mấy ngày nữa tới Trung thu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 17 tháng 9 năm 2024 là ngày gì? Ngày 17 tháng 9 học sinh có phải đi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết thiếu nhi có phải là Tết Trung thu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc trung thu 2024? Lời chúc trung thu cho học sinh hay, ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu nhân dịp tết trung thu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức Tết Trung thu 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Trung thu cho cô giáo 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thuyết trình trung thu nhớ Bác Hồ dành cho học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Top những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Trung Thu 2024?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 33
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;