Người tham gia dạy học và theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là ai?
Người tham gia dạy học và theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là ai?
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. (Căn cứ Điều 5 Luật giáo dục 2019)
Tại Điều 22 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định về người tham gia dạy học, theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như sau:
Người tham gia dạy học, theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác.
2. Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
3. Trong trường hợp đặc biệt có thể huy động các cá nhân khác tham gia dạy học xóa mù chữ.
4. Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cử người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
Theo đó, hiện nay có 4 nhóm đối tượng được tham gia dạy học, theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:
- Giáo viên các cơ sở giáo dục;
- Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
- Các cá nhân khác tham gia dạy học xóa mù chữ (chỉ huy động trong trường hợp đặc biệt)
- Tại địa bàn được phân công, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cử người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Người tham gia dạy học, theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là ai? (Hình từ Internet)
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như sau:
- Cơ sở tham gia thực hiện phổ cập giáo dục phải có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định để tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình phổ cập giáo dục.
- Cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, các cơ quan, đoàn thể sử dụng cơ sở vật chất của đơn vị mình để tổ chức thực hiện xóa mù chữ.
- Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức khác và cá nhân tạo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Chế độ chính sách cho giáo viên và các vấn đề khác liên quan đến công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 17/2022/TT-BTC quy định chi cho các chế độ chính sách công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục như sau:
- Chi cho các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (sau đây viết tắt là phổ cập giáo dục):
Thực hiện theo quy định tại Thông tư 109/2016/TT-BTC;
- Đối với các học viên các lớp học xóa mù chữ được nhà nước hỗ trợ học phẩm:
Tùy thuộc tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh mục tên học phẩm, số lượng học phẩm hỗ trợ trong phạm vi danh mục hỗ trợ học phẩm đối với cấp trung học cơ sở quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thắp sáng ban đêm, chi mua sổ sách theo dõi quá trình học tập, sách giáo khoa dùng chung (đối với các lớp học phổ cập, xóa mù chữ ban đêm) và chi tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ:
Mức chi cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ;
- Chi tiền lương đối với giáo viên thuộc biên chế dạy lớp xóa mù, chống tái mù chữ thuộc nhiệm vụ chuyên môn của cơ sở giáo dục đào tạo công lập: chi trả theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Trường hợp số giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập;
- Chi tiền công đối với những người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ (bao gồm giáo viên thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đào tạo công lập và những người ngoài biên chế có đủ tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy):
Mức chi tiền công theo hợp đồng lao động trên cơ sở lương tối thiểu vùng và đảm bảo tương quan với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học theo quy định hiện hành của nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Trong trường hợp huy động tình nguyện viên tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ:
Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại cho các đối tượng này theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?