Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung mấy tuổi?

Độ tuổi nhập học của người khuyết tật được cao hơn so với quy định chung mấy tuổi?

Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung mấy tuổi?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

Ưu tiên nhập học và tuyển sinh
1. Ưu tiên nhập học
Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.
...

Như vậy, người khuyết tật được hưởng chính sách ưu tiên nhập học. Theo đó, độ tuổi nhập học của người khuyết tật được cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.

Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung mấy tuổi?

Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung mấy tuổi? (Hình từ Internet)

Chính sách ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật ra sao?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC thì chính sách ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật như sau:

- Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông

Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Đối với trung cấp chuyên nghiệp

Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.

- Đối với đại học, cao đẳng

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.

Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Chính sách miễn giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục đối với người khuyết tật ra sao?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC thì chính sách miễn giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục đối với người khuyết tật như sau:

- Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung.

Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

- Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật.

Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập đối với người khuyết tật ra sao?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC thì chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập đối với người khuyết tật như sau:

- Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học.

Không áp dụng chế độ này đối với các đối tượng người khuyết tật đã được hưởng học bổng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định 152/2007/QĐ-TTg năm 2007 (đã hết hiệu lực).

- Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học.

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

- Các cơ sở giáo dục công lập có người khuyết tật đang theo học được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua sách, tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung, đảm bảo ở mức tối thiểu.

Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch, cơ sở giáo dục căn cứ vào số người khuyết tật đang học, các dạng tật để lập phương án mua sắm (tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung) và dự toán kinh phí chi tiết gửi cơ quan chủ quản phê duyệt để tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Trên cơ sở dự toán kinh phí được phê duyệt và căn cứ vào đặc điểm thực tế của cơ sở giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện mua sắm theo quy định.

Học sinh khuyết tật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh khuyết tật có được miễn môn giáo dục thể chất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung mấy tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh khuyết tật 9 tuổi còn được đăng ký vào học lớp 1 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập cho học sinh khuyết tật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh khuyết tật có thể vào lớp 6 khi chưa hoàn thành chương trình tiểu học không?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;