Người dự tuyển liên thông trong giáo dục phải có các văn bằng gì?
- Liên thông trong giáo dục là gì?
- Người dự tuyển liên thông trong giáo dục phải có các văn bằng gì?
- Cơ sở giáo dục đại học phải thông báo chỉ tiêu tuyển sinh liên thông trước bao nhiêu ngày?
- Điều kiện tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học là gì?
Liên thông trong giáo dục là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:
Liên thông trong giáo dục
1. Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
2. Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó.
3. Chính phủ quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Như vậy, liên thông trong giáo dục là việc:
- Sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc
- Chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Người dự tuyển liên thông trong giáo dục phải có các văn bằng gì? (Hình từ Internet)
Người dự tuyển liên thông trong giáo dục phải có các văn bằng gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg thì người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng dưới đây:
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe, trong đó người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt; người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.
Cơ sở giáo dục đại học phải thông báo chỉ tiêu tuyển sinh liên thông trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông
1. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học tương ứng theo ngành đào tạo.
Trường hợp đặc biệt cần đào tạo liên thông để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Cơ sở giáo dục đại học phải thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh liên thông theo từng ngành đào tạo, đối tượng và hình thức tuyển sinh, hình thức đào tạo liên thông trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển sinh liên thông ít nhất là 30 ngày.
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học phải thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh liên thông trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển sinh liên thông ít nhất là 30 ngày.
Điều kiện tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg thì cơ sở giáo dục đại học có đủ các điều kiện sau đây được tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học:
- Đối với ngành dự kiến tuyển sinh đào tạo liên thông:
+ Cơ sở giáo dục đại học đã có quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy;
+ Cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy.
Đối với đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật, cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hoặc niên chế hình thức chính quy được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy.
Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp.
- Cơ sở giáo dục đại học đã ban hành quy định về công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?