Người có bằng cử nhân được làm trợ giảng trong trường đại học công lập không?

Theo quy định thì người có bằng cử nhân được làm trợ giảng trong trường đại học công lập không?

Trợ giảng là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT như sau:

Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23

Như vậy, trợ giảng là một chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Người có bằng cử nhân được làm trợ giảng trong trường đại học công lập không?

Người có bằng cử nhân được làm trợ giảng trong trường đại học công lập không? (Hình từ Internet)

Người có bằng cử nhân được làm trợ giảng trong trường đại học công lập không?

Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về trợ giảng trong cơ sở giáo dục đại học như sau:

Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
....
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
...

Theo quy định thì yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của trợ giảng cơ sở giáo dục đại học công lập là có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

Như vậy, người có bằng cử nhân phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy vẫn có thể được làm trợ giảng trường đại học công lập nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện.

Trợ giảng trường đại học công lập có nhiệm vụ gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ của trợ giảng như sau:

- Hỗ trợ giảng viên (hạng 3), giảng viên chính (hạng 2), giảng viên cao cấp (hạng 1) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trợ giảng trường đại học công lập phải có tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giảng trường đại học công lập như sau:

- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;

- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).

Lương của trợ giảng trường đại học công lập hiện nay là bao nhiêu?

Tại Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
2. Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn lại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Như vậy, lương của trợ giảng trường đại học công lập được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 trong bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...

Theo đó, từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở sẽ là 2.340.000 đồng/tháng.

Và theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì công thức tính mức lương của viên chức như sau:

công thức tính lương

Như vậy, lương của trợ giảng trường đại học công lập từ 01/7/2024 chi tiết như sau:

Bậc lương

Hệ số lương

Mức lương (đồng/tháng)

Bậc 1

2,34

5.475.600

Bậc 2

2,67

6.247.800

Bậc 3

3,00

7.020.000

Bậc 4

3,33

7.792.200

Bậc 5

3,99

9.336.600

Bậc 6

4,32

10.108.800

Bậc 7

4,65

10.881.000

Bậc 8

4,98

11.653.200

Lưu ý: Mức lương kể trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125?
Hỏi đáp Pháp luật
Nvidia là tập đoàn gì? Nvidia là công ty của nước nào? Thúc đẩy nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ đội ngũ giảng viên trường đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện thì xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc và tiêu chí đánh giá Trưởng khoa trường đại học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào liên kết giáo dục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động ở nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện chuyển trường đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;